Diễn đàn được tổ chức trong hai ngày 8 và 9-6-2019 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, được truyền trực tuyến đến hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đây là dịp các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực hô hấp, nhi khoa, vi sinh-dược lâm sàng, tai mũi họng và y học dự phòng bàn về chiến lược "Chăm sóc sức khỏe hô hấp toàn diện từ phòng ngừa đến điều trị".
Diễn đàn được phối hợp tổ chức giữa Hội y học TP Hồ Chí Minh, Hội hô hấp Việt Nam, Hội nhi Việt Nam, Hội y học dự phòng Việt Nam, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Hội hô hấp TP Hồ Chí Minh, Hội tai mũi họng TP Hồ Chí Minh, Hội hen-dị ứng-miễn dịch lâm sàng TP Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện GSK tại Việt Nam.
Đây cũng là sự kiện đánh dấu kỷ niệm 25 năm GSK đồng hành cùng sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam, nỗ lực mang đến các giải pháp từ phòng ngừa đến điều trị cho nhân viên y tế trên 3 lĩnh vực: Dược phẩm, vắc xin và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại sự kiện. |
Diễn đàn y tế đa chiều đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận của những chuyên gia hàng đầu các chuyên khoa. Trong dịp này, khối nhân viên y tế dự phòng và khối điều trị cùng lắng nghe và chia sẻ về xu hướng quản lý toàn diện các bệnh lý hô hấp, bao gồm nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng, các bệnh hô hấp mạn tính như hen/COPD hay gánh nặng viêm phổi do phế cầu ở trẻ nhỏ.
Diễn đàn y tế đa chiều với sự dẫn dắt thảo luận của các chuyên gia y tế đầu ngành trong các lĩnh vực. |
Tại diễn đàn, các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về tầm quan trọng của việc kết hợp giữa phòng ngừa và điều trị để quản lý toàn diện các bệnh lý về hô hấp ở cả người lớn và trẻ em khi mà tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng phức tạp, một số dịch bệnh ở trẻ em bùng phát trở lại, tỷ lệ các bệnh mạn tính như hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng tăng cao.
Các chuyên gia tập trung trao đổi và phân tích các chủ đề: Thách thức trong quản lý dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trong cộng đồng, xu hướng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng dựa trên vi sinh và dược lâm sàng, cũng như kêu gọi sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý nhằm ngăn ngừa đề kháng kháng sinh, quản lý và kiểm soát các bệnh mạn tính…
Các chuyên gia chỉ ra rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh và lối sống ít vận động là những nguyên nhân chính khiến người Việt mắc bệnh, trong đó đáng kể là các bệnh liên quan đến hô hấp.
Để giải quyết những thách thức nói trên, các chuyên gia cho rằng, ba giải pháp ưu tiên trước nhất là: Sự đồng lòng của khối nhân viên y tế trong tất cả các lĩnh vực về việc kê đơn và sử dụng kháng sinh hợp lý dựa trên cơ sở vi sinh - lâm sàng - dược lâm sàng để giảm thiểu đề kháng kháng sinh; hướng dẫn và giáo dục bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị với kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng hô hấp mắc phải trong cộng đồng; tuân thủ với điều trị dự phòng các bệnh mạn tính như hen và COPD để quản lý hiệu quả triệu chứng và tránh các đợt cấp phải nhập viện; ưu tiên chủng ngừa sớm nếu đã có vắc xin để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý hô hấp phổ biến và nguy hiểm như ho gà hay viêm phổi do phế cầu và cả những bệnh truyền nhiễm khác.
Ông Dan Millard, Trưởng Văn phòng đại diện GSK tại Việt Nam cùng ông Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam và PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tại diễn đàn. |
Ông Dan Millard, Trưởng Văn phòng đại diện GSK Pte tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi vô cùng tự hào vì đóng góp một phần vào sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỷ vừa qua. Là một công ty nghiên cứu, phát triển thuốc và vắc xin, bệnh nhân luôn là trọng tâm trong các hoạt động của chúng tôi.
Cùng với các đối tác chiến lược, chúng tôi nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các thách thức y tế hiện nay như giảm thiểu đề kháng kháng sinh, mở rộng độ phủ chủng ngừa, quản lý các bệnh lý về hô hấp và giúp mọi người tiếp cận với chăm sóc y tế cơ bản. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn sẽ không còn em bé nào tử vong vì những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng tránh được, không có bệnh nhân nào phải gặp khó khăn với chính hơi thở của mình và kháng sinh vẫn được giữ gìn như một tài sản vô giá giúp chúng ta chiến thắng vi khuẩn”.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.