Sản phẩm dịch vụ

Giáo viên nhận xét về bộ sách Cánh Diều sau 4 năm học

Nhật Anh 08/10/2024 09:00

Nội dung sát với chương trình giáo dục phổ thông 2018, hình ảnh bắt mắt, bài học sinh động… là đánh giá của nhiều giáo viên về bộ sách giáo khoa (SGK) Cánh Diều.

Tiếp nối bộ SGK Cánh Diều của 9 lớp trước, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Huế, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam đã tiếp tục biên soạn và cho ra mắt bộ SGK lớp 5, lớp 9 và lớp 12 với đầy đủ các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ sách đã được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, là một trong những bộ sách được đưa vào sử dụng trong nhà trường từ năm học tới.

Năm học 2024-2025 cũng là năm cuối cùng thực hiện đổi mới sách giáo khoa. Nhiều giáo viên cho biết, sau 4 năm triển khai, có nhiều ưu điểm nổi bật trong bộ SGK Cánh Diều.

Những tiết học sinh động từ bộ sách Cánh Diều

Nhận xét về SGK Cánh Diều trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, em Nguyễn Ngọc Lâm Anh, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh cho hay: “Em thấy bộ sách mới có nội dung sinh động, giúp em tích cực học tập, tư duy độc lập”.

Sau 4 năm lựa chọn và sử dụng sách Cánh Diều, cô Lưu Yến Ngọc, tổ trưởng chuyên môn khối 1, Trường Tiểu học Thăng Long, Hà Nội nêu ý kiến: “Đây là bộ sách có nhiều ưu điểm, thuận lợi không chỉ cho giáo viên mà cả học sinh. Sách có nội dung bảo đảm chính xác Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp cho các con hoàn thành được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Về mặt hình thức, có nhiều tranh ảnh, minh họa màu sắc, thu hút học sinh khiến các con thích thú, chủ động, tìm tòi kiến thức.

Các con được tiếp cận nội dung bài học không thụ động mà trực tiếp chia sẻ thông qua tình huống, bức tranh minh họa phần khởi động mỗi bài học. Việc áp dụng kiến thức thông qua bài học từ đó tìm tòi ra kiến thức mới là điều chúng tôi tâm đắc. Sau mỗi phần, giáo viên tổng hợp lại, các con được thực hành, vận dụng sáng tạo mang vào áp dụng cuộc sống.

585-202410080927491.jpg

Tôi rất thích tiết “Em vui học toán”. Các con được ôn lại những gì đã học ở mỗi chủ đề. Đây là cơ hội cho các em trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để thấy toán học thú vị và nhiều màu sắc; giúp giáo viên, phụ huynh đánh giá lại kiến thức đã học để nâng cao hiệu quả học tập cũng như tìm được phương pháp dạy phù hợp trong giai đoạn tiếp theo”.

Cô Nguyễn Vũ Anh Thư, giáo viên Trường Tiểu học Thăng Long, Hà Nội đồng quan điểm: “Đây là cuốn sách dễ hiểu, dễ dạy, phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Sách tập trung vào trình bày nội dung, hình ảnh đặc sắc, ấn tượng giúp giáo viên mang đến tiết học sinh động, thú vị. Về sách khoa học, tôi thấy có sự tương đồng với sách cũ nhưng được sắp xếp hợp lý theo chủ đề và bổ sung chủ đề về nấm. Rất hay và cần thiết dạy cho học sinh.

Cuốn sách được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất của học sinh, bắt nguồn từ thực tiễn, giúp các em giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Sách điện tử hỗ trợ nhiều cho giáo viên và học sinh. Các em có thể học ở nhà và tương tác với SGK bất kỳ nơi nào, chỉ cần máy tính kết nối mạng, qua đó kích thích sự ham học, thích thú cho các con học tập. Màu sắc sách tươi sáng, đẹp, giúp giáo viên có thể chiếu to lên cho học sinh nhìn rõ bài học. Tài nguyên hỗ trợ có nhiều bài giảng để cho các em hình dung rõ ràng tình huống, bài học”.

Nhiều ưu điểm so với sách cũ

Cô Bùi Thị Phương Dung, giáo viên toán, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội nhận xét một loạt điểm khác biệt khi so sánh 2 bộ SGK thuộc chương trình mới và cũ: “Hình ảnh SGK mới đẹp, nội dung trọng tâm, chất liệu tốt. Kênh hình và kênh chữ cân đối, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Sách cũng phát triển các hình ảnh mô tả trực quan giúp học sinh nhớ kiến thức nhanh hơn, góp phần phát triển kỹ năng công nghệ thông tin của giáo viên, tìm kiếm tư liệu dạy học làm bài học phong phú hơn, khai thác được các bài giảng điện tử, đáp ứng các yêu cầu cần đạt mà chương trình mới đưa ra về tổng thể.

Xét về nội dung, SGK mới có kiến thức khá cơ bản, dễ hiểu, không gây khó với học sinh, phát triển các bài sử dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế”.

Cô Dung chia sẻ thêm, SGK mới xuất hiện nhiều tình huống có vấn đề trong môn học, trên thực tế, tạo hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy, học sinh chuyển từ thụ động sang là người chủ động tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qua đó, người học rèn luyện được các kỹ năng cơ bản, phát triển các tiềm năng sẵn có, phù hợp với sự đổi mới về nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngoài ra, SGK hiện hành có nhiều bộ để lựa chọn, có vai trò là nguồn học liệu tham khảo chứ không phải là căn cứ duy nhất để dạy học, do đó phù hợp với việc dạy học phát triển năng lực. Nội dung có thêm các hoạt động trải nghiệm phù hợp yêu cầu vận dụng các kiến thức vào thực tiễn của học sinh.

Là giáo viên dạy ngữ văn (Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) có nhiều năm kinh nghiệm, thầy Phan Thế Hoài đưa ra ý kiến: “Tôi tham khảo cả 3 bộ SGK bậc THPT môn ngữ văn thì nhận thấy, SGK bám theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mỗi bộ sách có một cách biên soạn khác nhau, theo quan điểm của tác giả, tuy vậy, giáo viên muốn dạy tốt thì căn cứ vào chương trình và SGK để biên soạn lại giáo án sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Để dạy thành công, cần nhiều yếu tố: Trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh của giáo viên đứng lớp. Giáo viên lớn tuổi nếu không thay đổi phương pháp, giáo viên yếu chuyên môn thì không phù hợp với chương trình mới”.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn, trong đó có đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục đến từ các trường đại học sư phạm, các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục phổ thông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giáo viên nhận xét về bộ sách Cánh Diều sau 4 năm học

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.