(HNM) - Cuối cùng, sau hơn một tháng
Giao dịch với khách hàng tại một đại lý của Vietnamobile. Ảnh: Thanh Hải |
Theo quy định, để được giảm cước, các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế Viettel, Mobifone, Vinaphone phải trình phương án và được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, còn các mạng di động mới, nhỏ được phép tự giảm cước và chỉ cần gửi thông báo cho Bộ. Trước đây, mỗi khi 3 nhà cung cấp dịch vụ chiếm thị phần khống chế kể trên giảm cước, chỉ vài ngày sau, các mạng nhỏ và mới đã lần lượt công bố chương trình giảm cước. Nhưng lần này thì khác, thuê bao của các nhà mạng nhỏ phải đợi tới hơn 1 tháng mới được "bằng chị bằng em". Cũng chỉ khách hàng của hai mạng Vietnamobile và S-Fone được giảm cước, trong đó S-Fone giảm 15% còn Vietnamobile chỉ giảm gần 10% và để được hưởng ưu đãi này, khách hàng của 092 phải thực hiện thao tác nhắn tin theo cú pháp.
Đến thời điểm này, EVN Telecom và Beeline chưa có thông tin về giảm cước. Lý giải điều này, đại diện EVN Telecom cho biết, mạng 096 hiện chủ trương tập trung vào việc chăm sóc khách hàng và chưa tính đến giảm cước cuộc gọi. Tuy nhiên, mạng này đã thực hiện giảm cước hòa mạng một loạt gói dịch vụ với mức giảm dao động của từng gói từ 30.000 đến 85.000 đồng so với trước nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Trở lại câu chuyện giảm cước di động. Tuy đem lại quyền lợi cho hàng chục triệu khách hàng trong cả nước, nhưng với chính các doanh nghiệp, trong đó có các nhà mạng lớn, việc giảm cước không hẳn đã đem lại lợi nhuận, cho dù trên lý thuyết, giảm cước góp phần thu hút thuê bao mới. Với Viettel và VNPT (chủ quản hai mạng Vinaphone và Mobifone) việc giảm cước di động sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu cán đích doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm nay. Vì trong khi thị trường hiện đang ở ngưỡng bão hòa, cộng thêm với việc nhà mạng vẫn phải dành kinh phí cho các chương trình khuyến mãi lớn, việc trông đợi vào phương án tăng thuê bao để bù vào phần doanh thu sụt giảm do giảm cước là khó thành. Đó là chưa kể bản thân các DN này phải đầu tư 3G tốn kém trong khi lợi nhuận chưa tương xứng.
Vậy việc giảm cước sẽ giúp các mạng nhỏ và mới có cơ hội!? Lãnh đạo của S-Fone thừa nhận, dù không chủ trương đua giảm giá, nhưng ở vào tình thế bất khả kháng nên vẫn phải thực hiện. Chia sẻ này cũng là dễ hiểu. Vì so với các mạng lớn vốn có đủ lợi thế về vùng phủ sóng, thuê bao, hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng… mạng nhỏ và mới đang bị "lép vế", nếu không đưa ra mức cước hấp dẫn sẽ khó thu hút và giữ chân thuê bao. Đây là điều không dễ cho nhà mạng nhỏ và mới, bởi phần lớn vừa "chân ướt chân ráo" vào thị trường. Các mạng nhỏ và mới chưa thể đủ vốn tích lũy nên sẽ gặp khó khăn trong việc mạnh tay giảm cước. Như vậy, việc không bị quản lý về giá và được quyền đưa ra mức cước hấp dẫn hơn sẽ không còn là lợi thế của mạng nhỏ và mới nữa. Đương nhiên, cơ hội chiếm lĩnh thị phần sẽ ngày càng hẹp!
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.