Theo dõi Báo Hànộimới trên

Gặp đoàn làm phim "Thời xa vắng"

THUHANG| 06/07/2003 08:15

Sau 15 năm lận đận, bộ phim truyện nhựa Thời xa vắng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu sẽ được chính thức bấm máy vào giữa tháng 7. Bộ phim này được làm bằng một phần tiền của Nhà nước và nguồn tài trợ cho điện ảnh các nước phía Nam (do Bộ Ngoại giao Pháp và Bộ Văn hóa Pháp quản lý, cấp kinh phí tối đa để làm hậu kỳ tại Pháp).

Một cảnh tuyển diễn viên cho phim Thời xa vắng - Ảnh: L. CSau 15 năm lận đận, bộ phim truyện nhựa Thời xa vắng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu sẽ được chính thức bấm máy vào giữa tháng 7. Bộ phim này được làm bằng một phần tiền của Nhà nước và nguồn tài trợ cho điện ảnh các nước phía Nam (do Bộ Ngoại giao Pháp và Bộ Văn hóa Pháp quản lý, cấp kinh phí tối đa để làm hậu kỳ tại Pháp). Trước khi bộ phim bấm máy chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn Việt Kiều Hồ Quang Minh và nhà quay phim Trần Hùng.

- Ông đã đến với “Thời xa vắng” như thế nào?

- Hồ Quang Minh: Năm 1987 khi tôi đang phổ biến phim đầu tay của mình ở Ca-na-đa thì đọc được một bài báo nói về thành công và nội dung tác phẩm Thời xa váng trên một tờ báo Việt kiều. Tôi đã nhảy vồ lấy nó vì đây là một nội dung mà tôi muốn làm và gọi điện ngay về Ban Việt kiều TƯ, nhờ họ liên lạc ngay với Lê Lựu để “xí phần”. Sau khi về nước, tôi được Ban Việt kiều giới thiệu với nhà văn. Ngay sau buổi gặp gỡ đầu tiên, chúng tôi đã quyết định chuyển thể tiểu thuyết này lên phim. Nhưng từ đó đến nay đã 15 năm sau nhiều lần “làm hụt”, năm nay tôi mới có điều kiện để “làm thật” bộ phim này.

- Nội dung kịch bản có khác nhiều so với tiểu thuyết nguyên tác?

- Hồ Quang Minh: Khâu kịch bản do chính tôi là tác giả chuyển thể, tất nhiên có sự đóng góp nhiều và đều đặn của nhà văn Lê Lựu. Ông không chỉ cho tôi dùng tiểu thuyếtThời xa vắngmà còn cho tôi sử dụng luôn nội dung, tình huống của nhiều truyện ngắnkhác của mình để đưa vào kịch bản. Kịch bản này chỉ nói về nông thôn, không nói đến phần 2 của tiểu thuyết Thời xa vắng,tức là không đưa chuyện anh Sài có một cô vợ ở thành thị vào phim. Nhưng trong kịch bản lại có một sốphân đoạn không có trong tiểu thuyết mà lấy cảm hứng từ một số truyện ngắn khác của Lê Lựu hoặc đi thực tế chung cùng ông. Trong 15 năm qua,kịch bản này đã được sửa đi sửa lại khoảng chục lần. Tuy nhiên cái kết của kịch bản không khác nhiều so với nguyên tác. Vì thế nhữngai đã từng đọc tiểu thuyết chắc không hề bỡ ngỡ khi xem phim.

- Tại sao việc tuyển chọn diễn viên của bộ phim lần này lại được tiến hành ở nhiều địa điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh...?

- Trần Hùng: Chúng tôi có nhiều phương án chọn diễn viên, vì việc đưa một diễn viên vào có thể làm thay đổi cả một loạt diễn viên của phim nên cần phải cân nhắc.Ví dụ vai Hương - bạn gái Sài - cũng định giao cho phát thanh viên Thanh Lan nhưng vì lý do công việc bận rộn, cô chưa nhận lời nên đoàn làm phim cũng chưa thể quyết định được. Hiện tại chưa có quyết định cuối cùng chọn phương án nào.

- Bộ phim sẽ được quay ở đâu?

- Trần Hùng: Bối cảnh chính sẽ được quay ở Linh Động, Hải Hưng, ngoài ra còn quay ở Hòa Bình, ở địa điểm cách nhà Lê Lựu khoảng 10 cây số. Việc chọn bối cảnh dựanhiều vào bối cảnh trong tiểu thuyết, quá trình đi chọn cảnh có nhà văn Lê Lựu đi cùng. Nhà thiết kế mỹ thuật Nguyên Vũ sẽ phụ trách dựng một căn nhà cũ thời đó, đầu tháng 7 chúng tôi sẽ bắt tay vào dựng cảnh.

- Là một bộ phim của Hãng phim Giải Phóng nhưng phần lớn đoàn làm phim đều là các nhà điện ảnh ngoài Bắc. Sự khác nhau giữa cung cách làm việc giữa hai miền có ảnh hưởng tới tiến độ công việc của ông không?

- Trần Hùng: Đúng là môi trường làm việc, cung cách làm việc và cách sinh hoạt (không kể chỉ riêng trong ngành điện ảnh) cũng có khác nhau rất nhiều. Nhưng tôi có cái may đã ra Bắc nhiều lần, đã triển khai hụt nhiều lần bộ phim này. Vì vậy tôi coi đó là khúc dạo đầu để tập dượt cho lần chính quy này.

- Còn về phần phát hành phim?

- Trần Hùng: Do bộ phim nhận tiền tài trợ của Quỹ hỗ trợ của các nước nói tiếng Pháp, nên chúng tôi đã ký với một bản nhượng quyền non. Tức là sau khi bộ phim ra đời, Việt Nam độc quyền phát hành trong vài năm rồi sẽ được Quỹ này đem đi phổ biến, chiếu đại trà trên tất cả các nước nói tiếng Pháp.

- Xin cám ơn đạo diễn và quay phim. Chúc cho “Thời xa vắng” bấm máy thuận lợi!

Nguyễn Bithực hiện

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gặp đoàn làm phim "Thời xa vắng"

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.