Ngày 11-2, bà Phan Thị Kim Phúc (55 tuổi), nhân vật chính trong bức ảnh
Bà Phan Thị Kim Phúc nhận Giải thưởng Hòa bình Dressden tại Dresden, Đức, ngày 11-2-2019. |
Buổi lễ trao giải đã được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Semperoper nổi tiếng ở thành phố Dresden thuộc bang Sachsen, miền Đông nước Đức.
Trong nhiều năm qua, với tư cách là một Đại sứ thiện chí hòa bình của Liên hợp quốc, bà Phan Thị Kim Phúc đã tham gia nhiều hoạt động hòa giải và chăm sóc trẻ em tại các khu vực chiến tranh trên thế giới bằng chính nguồn quỹ do bà sáng lập.
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau khi vinh dự được nhận Giải thưởng trị giá 10.000 euro, bà Phan Thị Kim Phúc cho biết ước mơ của bà là có thể đưa thế giới trở thành một nơi lý tưởng hơn và tốt hơn để sống.
Bà cũng nhấn mạnh giáo dục rất quan trọng và mọi trẻ em đều phải được đi học. Kể từ khi được thành lập vào năm 2002, quỹ tài trợ do bà sáng lập đã đóng góp không nhỏ trong các hoạt động xây dựng trường học, các trại trẻ mồ côi và nhiều cơ sở y tế trên thế giới.
Bà Kim Phúc cũng cho biết, dự án mới đây nhất của bà là xây dựng một thư viện cho trẻ em tại chính ngôi làng, nơi bà được cả thế giới biết đến qua bức ảnh "Em bé Napalm" của nhiếp ảnh gia Huỳnh Công Út (Nick Ut).
Ngày 8-6-1972, bà Phan Thị Kim Phúc, khi ấy mới 9 tuổi bị bỏng do cuộc dội bom Napalm của quân đội Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
Hình ảnh cô bé Phúc vừa chạy vừa đau đớn kêu khóc với từng mảng da rộp lên vì bỏng đã được phóng viên ảnh Nick Út của hãng tin AP ghi lại.
Tấm ảnh đã làm lay động trái tim của rất nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng như làm thay đổi cái nhìn của thế giới về chiến tranh ở Việt Nam, thổi bùng phong trào phản đối chiến tranh ở Mỹ, đồng thời giúp phóng viên ảnh Nick Út giành giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer.
Bà Phan Thị Kim Phúc đang định cư tại Canada và có một cuộc sống ổn định, hạnh phúc bên chồng và hai người con trai.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.