(HNMO) - Đừng ngại ngùng khi nói với bác sĩ rằng mình “bị suy giảm sinh lý” cho dù ở bất cứ giai đoạn, lứa tuổi nào của cuộc đời.
Sinh lý nữ được điều tiết bởi một hệ thống dẫn truyền từ cơ quan trung ương là bộ não đến các vùng, các cơ quan quan trọng của cơ thể; đó là vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và âm đạo. Hàng tháng, hàng ngày đều có cơ chế điều hòa, kiểm soát và phản hồi một cách nhịp nhàng đồng bộ. Suy giảm sinh lý nữ có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào từ khi mới dậy thì đến tiền mãn kinh và hậu mãn kinh. Tuy nhiên, trong lứa tuổi sinh dục, suy giảm sinh lý thường có nguyên nhân do suy giảm nội tiết chức năng - gây ra bởi tình trạng rối loạn cơ chế hay đường dẫn truyền từ vỏ não đến các cơ quan sinh dục nữ - làm suy giảm hay mất cân bằng nội tiết. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu một cô gái khi di chuyển nơi sinh sống hoặc thay đổi nơi cư trú thì tự nhiên bị vô kinh. Một phụ nữ vì quá buồn phiền, lo lắng cũng bị rối loạn kinh nguyệt… Nhưng vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đó mà còn có hiện tượng suy giảm sinh lý nữ đi kèm.
Ảnh minh họa. Nguồn: suckhoedoisong.vn |
Khi mắc hiện tượng này kèm theo sự thay đổi dáng vóc, da vẻ và khí sắc cùng với những thay đổi về tính tình, tâm sinh lý và niềm vui sống. Có nhiều chị em đến các phòng khám phụ khoa để được tư vấn vì “tự nhiên bị lãnh cảm” với chồng, “tự nhiên thấy mất hứng thú ái ân”, “tự nhiên bị khô hạn”, “tự nhiên chán sống” mặc dù tuổi đời còn quá trẻ… Và nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ có ảnh hưởng ngược, tác động ngược lại cho vùng dưới đồi, tuyến yên và vỏ não mà y học gọi là cơ chế hồi dưỡng âm. Nếu buồng trứng, tử cung, âm đạo bị rối loạn chức năng trong một thời gian dài sẽ làm cho não không phát tín hiệu để vùng dưới đồi tiết ra nội tiết tố tăng trưởng và phóng noãn nữa, và sẽ không có estrogen và progesterone từ buồng trứng tiết ra nữa… Và vì vậy, sẽ có hiện tượng suy buồng trứng sớm, các phụ nữ sau một thời gian suy giảm sinh lý chức năng sẽ trở thành suy giảm sinh lý. Vô sinh và vô kinh khó có thể tránh khỏi mặc dù còn trong lứa tuổi hoạt động sinh dục, lứa tuổi sinh sản.
Đối với các phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thì hội chứng suy giảm sinh lý có cơ chế khác hẳn với các phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Suy giảm sinh lý nữ trong lứa tuổi này không chỉ biểu hiện ở cơ quan sinh dục như rối loạn kinh nguyệt, khô teo âm đạo âm hộ gây khô hạn và làm giảm ham muốn, khó đạt đỉnh mà còn biểu hiện ở da vẻ, sắc vóc và toàn thân nữa. Đó là nguy cơ loãng xương, dễ bị gãy xương khi té ngã, bệnh tim mạch và mất trí nhớ hay bệnh Alzheimer. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy cùng một lứa tuổi nhưng nữ giới có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer cao gấp 2 lần so với nam giới…
Chính vì vậy, để dự phòng hội chứng suy giảm sinh lý, không phải đợi đến khi tiền mãn kinh và mãn kinh mới dự phòng và điều trị. Ngay từ trong tuổi sinh sản, các chị em cũng phải chú ý phòng ngừa và điều trị ngay khi có những biểu hiện nhẹ ban đầu. Cần giữ lối sống lành mạnh, năng động vui tươi; chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung nhiều vitamin, muối khoáng và calcium, giảm hẳn khẩu phần ăn nhiều đường mỡ và muối mặn; chế độ tập luyện thân thể vừa sức như chơi thể thao, tập thể dục, đi bộ, khiêu vũ, yoga… Ngoài ra, hiện nay, Lepidium Meyenii – một thảo dược có nguồn gốc Nam Mỹ, được người bản xứ sử dụng từ hàng ngàn năm qua để tăng cường sức khỏe tình dục – đang được tin dùng và trở thành một xu hướng mới trong việc ngăn chặn quá trình suy giảm sinh lý. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không quên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát huyết áp, đo đường, mỡ trong máu, siêu âm tim mạch, khám phụ khoa định kỳ và đi đến cơ sở y tế ngay khi có những biểu hiện bất thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia mới đây đã khẳng định người phụ nữ chỉ có thể khỏe, đẹp khi bộ hormone sinh sản - sinh lý trong cơ thể họ được sản xuất đầy đủ, hài hòa với nhau. Bộ nội tiết này gồm nhiều loại như GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone và testosterone... đều được sản sinh, điều tiết một cách hài hòa kỳ diệu bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng. Tại não bộ, hormone hướng sinh dục GnRH được phóng thích theo nhịp độ về tuyến yên để kích hoạt quá trình tạo hormone. Tuyến yên được "bật đèn xanh" sẽ nhanh chóng gửi các hormone tuyến tin FSH,LH xuống buồng trứng để ra lệnh sản xuất bộ các hormone sinh dục. Trong khi estrogen mang đến các đặc trưng giới tính nữ như làn da, mái tóc... thì testoseterone tạo ra ham muốn tham gia quá trình tạo xương. Còn Progesterone vừa có vai trò lớn đối với thai kỳ, vừa giúp cơ thể kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động của estrogen để ngăn ngừa mối ung thư.
Thay vì chỉ nhận lệnh và sản xuất một chiều, buồng trứng còn không ngừng báo cáo tình hình lên trên để não bộ và tuyến yên cân chỉnh các mệnh lệnh. Cơ chế "ra mệnh lệnh - báo cáo phản hồi ngược" và "tự điều chỉnh" diệu kỳ này giúp cho bộ hormone nữ được đầy đủ và cân bằng theo một tỷ lệ nhất định.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.