Theo dõi Báo Hànộimới trên

Động vật khác loài có hiểu nhau không?

20/05/2012 07:40

Trong một số trường hợp thì có. Khi nghiên cứu những dấu hiệu phức tạp mà chim hải âu gửi cho nhau trong các giống cùng một loài, người ta nhận thấy chim trong các đàn lẫn lộn có thể đáp lại tiếng kêu cứu của nhau. Hươu có thể nhận ra lời cảnh báo trong tiếng kêu của chim trong các cuộc đối thoại liên loài trong rừng.


Thông thường, cách ứng xử này chỉ dừng lại ở mức độ những tín hiệu đơn giản về mối nguy hiểm hoặc diễn tả nỗi sợ hãi. Chẳng hạn, một con sói tru lên khi bị dồn vào chân tường, tiếng tru của nó chuyển đi nỗi sợ hãi phòng thủ và tín hiệu này có thể lây lan khắp các chủng loại cùng loài.

Có trường hợp các loài khác nhau sử dụng thông tin để lừa nhau. Ví dụ, những con đom đóm cái của một loài đang bị đói có thể bắt chước các tín hiệu lập lòe mà con cái của một loài khác thường phát ra khi đáp lại tín hiệu tình yêu. Bằng cách đó, chúng có thể lừa con đực của loài khác cùng họ, tấn công và ăn thịt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Động vật khác loài có hiểu nhau không?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.