Theo dõi Báo Hànộimới trên

Dầu ăn tái chế

Hiếu Nhung| 12/02/2016 07:31

(HNM) - Dầu ăn phế thải là một nguồn nguyên liệu có thể tận dụng làm được nhiều việc có ích. Mặc dù nhiều người e ngại khi nghĩ tới việc tái sử dụng để dùng trong ngành thực phẩm, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp lấy tái chế, sử dụng dầu ăn phế thải.



Đó là sáng chế của tác giả Nagasaku, được đăng ký bản quyền tại Mỹ vào năm 2002. Phương pháp này giúp lọc dầu phế thải bằng áp lực có gia nhiệt và lọc qua đất sét hoạt tính hoặc carbon hoạt tính để loại bỏ các thành phần màu có hại, đồng thời làm mất mùi hôi đặc trưng của dầu cũ. Theo quy trình, dầu ăn phế thải được đưa vào một bồn xử lý bằng bơm cấp dầu, trộn cùng một loại nước khử. Nước khử có được từ việc xử lý nước và chất điện phân, cho ra loại nước oxy hóa có tính axit và nước khử có tính kiềm mạnh. Loại nước này có thể được dùng làm nước rửa hay để trung hòa nước khử. Sau khi trộn khuấy, dầu được tạo thành dạng nhũ tương rồi được tiến hành tách dầu. Ở công đoạn này, máy ly tâm hoặc màng, phễu tách có kích thước lớn sẽ tách riêng dầu và nước.

Dầu tách ra được đưa vào trong bồn có chứa nước rửa và trộn lẫn bằng máy khuấy. Quá trình rửa giúp loại bỏ các thành phần muối. Hỗn hợp sau đó được đem đi tách dầu và nước một lần nữa. Dầu sau khi tách lần 2, được đưa sang thiết bị bay hơi để tách kiệt nước còn trong dầu trước khi qua thiết bị khử màu. Ở đây, dầu được làm nóng đến 110 độ C và lọc khi còn đang nóng bằng phễu chứa đất sét hoạt tính hay carbon hoạt tính. Đó là dầu thành phẩm.

Trong trường hợp dầu có mùi khó chịu của đất sét hoặc mùi dầu cũ, có thể dùng thiết bị khử mùi. Thiết bị này gồm một lưới kim loại trong có đặt gừng tươi. Lưới kim loại này được đặt ngập trong dầu đã gia nhiệt đến 130 độ C.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dầu ăn tái chế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.