Về “Đài tưởng niệm”, năm 2001 Hà Nội đã rất quan tâm, chọn nghĩa trang Hợp Thiện cũ làm một đài tưởng niệm. Nhưng vì khuôn viên nghĩa trang đã bị lấn chiếm chỉ còn lại gần 200 mét vuông đủ để làm một “Bàn thờ đầu tiên”, kịp cho khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm. Dự kiến sẽ có một Đài tưởng niệm tương xứng ở công viên văn hóa Mễ Trì, một khi công viên này được xây dựng. Nay trong quy hoạch mới chưa rõ đài này được đặt ở đâu.
Về “Đài tưởng niệm”, năm 2001Hà Nội đã rất quan tâm, chọn nghĩa trang Hợp Thiện cũ làm một đài tưởng niệm. Nhưng vì khuôn viên nghĩa trang đã bị lấn chiếm chỉ còn lại gần 200 mét vuông đủ để làm một “Bàn thờ đầu tiên”, kịp cho khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm. Dự kiến sẽ có một Đài tưởng niệm tương xứng ở công viên văn hóa Mễ Trì, một khi công viên này được xây dựng. Nay trong quy hoạch mới chưa rõ đài này được đặt ở đâu. Có ý kiến cho rằng không nhất thiết phải đặt ở Hà Nội mà có thể đặt ở một địa phương, nơi mà nạn đói diễn ra trầm trọng nhất.
Tôi thấy với tính phổ biến của nạn đói thì “Bàn thờ” có thể đặt ở nhiều địa phương, nhưng “Bàn thờ chính” có tầm vóc quốc gia và có ý nghĩa quốc tế nên đặt ở Giáp Bát Hà Nội. Hà Nội từng là tụ điểm của các nạn nhân đói khổ từ bốn phương kéo đến rồi chết gục. Giáp Bátcó trại “tế bần”, trại lớn nhất có thể thu gom những người đói khổ đang lang thang trên khắp phố phường, trong đó có những người đã đói lả sắp chết, để rồi đưa họ ra mồ chôn tập thể ở nghĩa trang Hợp Thiện hay một số nơi khác.
Về “Ngày tưởng niệm” - Nếu như trong chiến tranh có ngày “Giỗ trận” như giỗ trận Đống Đa, trong xây dựng có “Ngày khởi công”, trong viễn dương cứu nước có “Ngày xuất dương”... còn ở đây không rõ ngày nào có người chết đầu tiên hay cuối cùng, không biết ngày nào có số người chết cao nhất như trong thiên tai, địch họa. Tuy vậy qua nghiên cứu lại thấy:
Thời điểm mà nạn đói diễn ra khốc liệt nhất là vào khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch (tức tháng 2, tháng 3 âm lịch). Lúc này giặc Nhật thấy nguy cơ thất bại của chúng đã đến. Pháp cũng thấy có khả năng giànhlại chính quyền ở Đông Dương, Việt Minh đang có thời cơ đứng lên quật ngã cả Nhật, Pháp khi chúng bắn lẫn nhau. Cho nên cả hai kẻ thù của chúng ta đều muốn nhanh chóng thực hiện âm mưu “Đánh vào dạ dầy của du kích Việt Minh để họ không còn sinh lực chống lại chúng”. Chúng cùng nhau ra sức vơ vét lúa gạo, đưa nạn đói diễn ra đến cực độ.
Đúng vào thời điểm này, ngày 9-3-1945, Nhật đã đảo chính Pháp. Trung ương Đảng họp từ 9 đến 12-3-1945 ra Chỉ thị lịch sử: “Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”,trong đó phát động đấu tranh “chống đói cứu nước”. Chỉ thị nêu rõ: a/... Gắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu thuếvới khẩu hiệu “Chính quyền cách mạng về tay nhân dân”. b/... Bám lấy nạn đói mà cổ động quần chúng lên đường tranh đấu (tổ chức những cuộc biểu tình đòi gạo, đòi ăn hay phá những kho thóc của đế quốc) c/... Chuyển qua những hình thức tranh đấu cao hơn; tổng biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, mít tinh công khai, bãi khóa, bãi thị, bất hợp tác với Nhật vềmọi phương diện, chống thu thóc, không nộp thuế...”.
Thực hiện chỉ thị này, Tổng bộ Việt Minh phát ra “Lời kêu gọi” “Chống nạn chết đói”.
Nguyên nhân, tính chất của nạn đói, con đường cách mạng để cứu đói, cứu nước”đều được thể hiện trong 2 văn kiện đầu tiên này. Cho nên ngày 12-3-1945, ngày ban hành chỉ thị có thể được lấy làm ngày giỗ các nạn nhân chết đói.Nó không chỉ nêu lên thảm họa đau thương để “Triệu vong các oan hồn” mà còn nói lên cách “Giải oan cho các vong hồn” bằng con đường cách mạng.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.