Hàng nghìn người Ấn Độ cũng như nhiều người nước ngoài khác trên thế giới, những người đã tôn kính Mahatma Gandhi như người anh hùng của họ, đã bắt đầu khởi hành cuộc diễu hành mang tên “Cuộc diễu hành Muối” tại nơi Gandhi từng sống ẩn dật ở miền Tây Ấn Độ. Một cuộc diễu hành trên một đoạn đường dài 388km (241 dặm), bắt đầu vào sớm ngày 12-3-2005 dẫn đầu là các thành viên trong Hội liên minh Mahatma Gandhi. Hội liên minh này cũng được sự hỗ trợ từ phía đảng Quốc đại cầm quyền Ấn Độ.
Hàng nghìn người dân Ấn Độ tham gia "Cuộc diễu hành Muối"
Chủ tịch đảng Quốc đại bà Sonia Gandhicho biết, cuộc diễu hành lần này cũng giống như cuộc diễu hành phản đối diễn ra vào năm 1930 sẽ một lần nữa thức tỉnh thanh thiếu niên với bức thông điệp rằng “Con đường củaGandhi là con đường duy nhất thực sự phục vụ cho đất nước Ấn Độ”. Bà Gandhinói thêm: “75 năm trước, cuộc diễu hành của Mahatma Gandhi đã châm ngòi cho một làn sóng yêu chuộng tự do trongmỗi người dân Ấn Độ. Cuộc diễu hành không chỉ thể hiện niềm tin đối với Gandhi mà mục tiêu lớn hơn của chúng ta là phải làm cho những thế hệ sau này của ấn Độ ý thức được về ý tưởng của Gandhi”.
Tham gia vào cuộc diễu hànhcòn có hàng trăm người ngưỡng mộ Mahatma Gandhi,trong số đó là những nhà giáo đã nghỉ hưu,các quan chức chính phủ, sinh viên và nhiều quan khách nước ngoài khác. Christopher Zink, một sinh viêntừ Mỹ đến nói: “Gandhi là người anh hùng của tôi. Cuộc diễu hành lần này sẽ giúp tôi hiểu biết thêm nhiều điều về ông. Tôi sẽ tham gia diễu hành toàn bộ quãng đường, muốn nhìn thấy tất cả những nơi ông đã dừng lại và thuyết giáo về lý tưởng của mình”.
Shang Quan-Yu, một giáo sư đến từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho biết anh tình cờ biết về cuộc diễu hành này và ngay lập tức anh đã quyết định tham gia. “Gandhi là biểu tượng của sự hòa bình và không có bạo lực. Thế giới ngày hôm nay cũng giống như trong thời đại của Gandhi, đầy rẫy những xung đột và căng thẳng. Chúng tôi thực sự cần có một Gandhi trong thế giới hôm nay”, Yu nói. Jyoce Barnett, 70 tuổi đến từ bang Floridacủa Mỹ đã khóc khi bà nói về Gandhi. “Tôi sinh ra ở Mỹ trong giai đoạn đất nước đang suy thoái và Chiến tranh thế giới lần thứ II. Điều làm tôi thấy đau lòng là thậm chíđến hết cuộc đời tôi, thế giới này vẫn không thay đổi”. Một quan chức Chính phủ Ấn Độ đã nghỉ hưu, Uttam Ramchander Kamble, 61 tuổi cho biết: “Một thông điệp mà cuộc diễu hành lần này muốn nói với tất cả quan chức chính trị tham nhũng là hãy nhìn tấm gương của Gandhi, một nhà lãnh đạo đã làm rung chuyển cả thế giới này chỉ bằng mộtnắm muối trong tay”.
Các quan khách nước ngoài không được mặc quần ngắnvà phụ nữ không được mặc quần áo quá hở hang để tránh không làm ai bực mình trong suốt cuộc diễu hành. Ban tổ chức dự kiến có hàng nghìn ngườinữa sẽ tham giacuộc diễu hành trên dọc đường đi cho đến khi kết thúc tại miền Nam Gujarat,thị trấn vùng duyên hải của Danhi vào ngày 6-4 và Thủ tướng Manmhan Singh sẽđón tiếp những người tham gia ngay tại địa điểm đó.
“Cuộc diễu hành muối” nhằm phản đối chế độ thực dân Anh tại Ấn Độ. Gandhi, người được tôn kính là “Mahatma”hay “linh hồn vĩ đại”, đã khởi hành từ Ahmedabad, trên người chỉ quấn một cái khố và một cái khăn ngang vai. Đi cùng ông có 78 người trung thành mỗi người cầm một nhúm muối. Con số này đã tăng dần lênkhi họ đi xuôi xuống vùng biển, đến một nơi có hàng nghìn người tại vùng Dandi. 24 ngày sau đó, họlại khởi hành từ Ahmedabad. “Cuộc diễu hành muối” được tổ chức nhằmphá vỡ những điều luật muối đang tồn tại.Thời điểm đó, muối do Chính phủ sản xuất và quản lý. Hành động của ông khuấy động hàng loạt người dân trên khắpẤn Độ. Hàng nghìn người trên khắpcả nước làm theo gương của ông, phá vỡ luật muối, đã bị bỏ tù. Chính Gandhi cũng bị bắt sau đó. Làn sóng phản đối từ cuộc “Diễu hành muối” đã buộc thế lực của thực dân Anh phải tiến hành đàm phán chính thức với đảng Quốc đại. Gandhi đã được mời tới Luân Đôn để tham gia hội nghị bàn tròn về nền độc lập của Ấn Độ. Cuối cùng từ cuộc “Diễu hành muối” đã dẫn tới việc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho đất nước Ấn Độ yêu tự do của Mahatma Gandhi năm 1947.
HNM
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.