(HNMO) - Trong thời gian khoảng 20 phút (từ 9 giờ 15 phút đến 9 giờ 35 phút), ngày 20-1, trời nắng ấm, Cụ Rùa nổi sát mép bờ hồ (đối diện với Nhà Khai Trí Tiến Đức cũ, 16 phố Lê Thái Tổ). Hàng chục người đã được xem Cụ nổi.
Lần nổi này Cụ thở làm sủi “ tăm “, không nhiều; bơi nhanh sát bờ và thời gian nổi ngắn. Đứng trên bờ chúng tôi đã nhìn rõ mai Cụ, mỗi khi Cụ nổi sát bờ. Chiều cùng ngày chuyên gia CHLB Peter Werner, Trưởng khoa Môi trường, Đại học kỹ thuật DRESDEN và nhóm phóng viên truyền hình, có buổi làm việc với Ban dự án hút bùn thí đểm hồ Hoàn Kiếm về việc hút bùn thí đểm.
* Như chúng tôi đã đưa tin Cụ Rùa nổi sáng nay (20-1). Và gần như cả chiều 20-1, Cụ Rùa nổi trước ống kính máy quay của một phóng viên CHLB Đức. Đó là phóng viênThomas Eichberg. Ông sang Việt
Cùng đi với đoàn có giáo sư, tiến sĩ Peter Werner, Trưởng khoa môi trường Đại học Kỹ thuật DRESDEN, người có nhiều công sức trong việc chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường của CHLB Đức vào nước ta.
Trong quá trình chúng tôi đi thuyền trên hồ để quay cảnh khu vực vừa nạo vét thí điểm, và nước hồ, phát hiện Cụ Rùa nổi gần cây lộc vừng chín gốc trên phố Đinh Tiên Hoàng. Phóng viên người Đức đã ghi được hình nhiều lần Cụ Rùa nổi. Ông tâm sự: đây sẽ là những thước phim quý trong bộ phim tài liệu sắp tới về môi trường hồ Hoàn Kiếm.
Trên thuyền còn có “ Cụ Đức Rùa”, cách gọi thân mật đối với PGS Hà Đình Đức; anh Phạm Huyền, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ), một trong những người đầu tiên của bộ quết tâm đưa công nghệ hút bùn của CHLB Đức để hút bùn hồ Hoàn Kiếm.
Vừa xem cụ nổi, PGS Hà Đình Đức vừa nói: Mấy hôm trước xem trên mạng có người nói cụ trông có vẻ yếu. Hôm nay thấy cụ bơi và nổi liên tục như thế này chúng tôi mừng lắm, sức khỏe Cụ bình thường.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.