(HNM) - Cuối cùng thì việc các doanh nghiệp (DN) đầu mối tăng giá xăng dầu
Điều 27, Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về giá bán xăng dầu quy định rõ: "Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại điều này; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành… Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật…". Đó là Nhà nước đã quan tâm, tăng thêm quyền hạn cho DN đầu mối kinh doanh xăng dầu với mong muốn việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo thị trường sẽ khiến giá cả vận hành "chuẩn" hơn, sát thực tế hơn, bảo đảm hài hòa được lợi ích của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhưng với sự tăng giá "khủng" lần này mà không có một lời giải thích, các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tận dụng tối đa quyền hạn theo quy định để thu lợi, nhằm giảm lỗ từ sự kém hiệu quả trong hoạt động của mình, không cần biết thị trường xăng dầu nói riêng và nền kinh tế có biến động bất lợi gì không, phản ứng của xã hội và người tiêu dùng ra sao. Thái độ như thế là không được!
Dư luận một dạo đã hết sức gay gắt khi đề cập nhiều đến việc cần minh bạch giá bán lẻ, công khai lỗ lãi của DN đầu mối kinh doanh xăng dầu. Khi sự mập mờ còn tồn tại trong công thức tính giá, hạch toán lỗ lãi thiếu minh bạch… thì mọi lý do của chuyện tăng - giảm giá xăng dầu, được gọi là "theo cơ chế thị trường", đều không đủ sức thuyết phục người dân và người tiêu dùng vẫn có quyền thắc mắc, dù chỉ phải trả thêm vài trăm đồng/lít xăng, dầu.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.