(HNM) - Được thực hiện từ tháng 6-2014, đến hết tháng 11-2016, dự án
Bà Shoko Ishikawa, Giám đốc Quốc gia Tổ chức UN Women tại Việt Nam và ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội trao tặng Bằng khen cho các trường có thành tích trong thực hiện dự án. |
Trong gần 3 năm triển khai, dự án đã tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy về BLTCSG cho 701 giáo viên chủ nhiệm, 34 giảng viên nguồn; hơn 31 nghìn học sinh (HS) tại 20 trường THCS, THPT được tham gia vào hơn 13 nghìn tiết học; hơn 800 HS được tuyển dụng vào nhóm lãnh đạo trẻ, trở thành những hạt nhân trong truyền thông về bình đẳng giới; hơn 21 nghìn phụ huynh được nâng cao nhận thức về bạo lực giới và kỹ năng hỗ trợ con phòng tránh bạo lực; 20 phòng tham vấn tâm lý học đường được thành lập... Đáng chú ý, dự án đã xây dựng một hệ thống tài liệu về giáo dục bình đẳng giới, BLTCSG dành cho các đối tượng liên quan như phụ huynh, HS, giáo viên...
Kết quả khảo sát cuối kỳ vào tháng 10-2016 cho thấy hơn 50% HS ở các trường triển khai dự án tham gia vào khảo sát đã cảm thấy an toàn với môi trường xung quanh trường học và trên đường đi học; tỷ lệ HS có trải nghiệm bạo lực thể chất giảm từ 31% (thời gian đầu triển khai dự án) xuống 20%; tỷ lệ HS có trải nghiệm về bạo lực tinh thần giảm mạnh, từ 63% xuống còn 7%. Đáng chú ý, nếu như trong giai đoạn đầu thực hiện dự án, rất ít HS khi bị bạo lực tìm kiếm sự hỗ trợ từ người lớn, thì đến cuối dự án, có 30% HS tham gia khảo sát cho biết sẵn sàng hành động nếu chứng kiến các hành vi BLTCSG.
Bà Shoko Ishikawa, Giám đốc Quốc gia Tổ chức UN Women tại Việt Nam đánh giá: "Chúng tôi rất tự hào với những thành quả mà dự án đạt được. Dự án đã tác động tích cực khi thay đổi kiến thức của nhiều nhóm người khác nhau. Tôi có kỳ vọng rất lớn rằng dự án sẽ được nhân rộng trên khắp các trường học tại Hà Nội nói riêng và trở thành một mô hình tiêu biểu ở Việt Nam trong tương lai nói chung. Còn bà Sharon Kane, Giám đốc Tổ chức Plan International Việt Nam chia sẻ: "Dự án đã rất thành công khi tạo ra được môi trường thuận lợi để trẻ em gái, trẻ em trai và giáo viên cảm thấy an toàn hơn trong ngôi trường của mình. Các sở, ban, ngành chủ chốt đã có được những bằng chứng từ dự án này để có thể tạo ra một số thay đổi trong chính sách". Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: "Chúng tôi tin rằng với những phương thức, cách làm và các sản phẩm mà dự án để lại, Sở GD-ĐT sẽ có thể nhân rộng mô hình ở từng nơi, từng nội dung cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế".
Thành công quan trọng nhất của dự án là đã đạt được toàn bộ các mục tiêu đã đề ra, gồm: Thứ nhất, nâng cao năng lực của 20 trường với việc ngăn ngừa, ứng phó với BLTCSG ở trong và xung quanh trường học. Thứ hai, cả HS nam và HS nữ của 20 trường đều tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án. Thứ ba, Sở GD-ĐT cam kết tiếp tục thực hiện mô hình ở các trường đã thụ hưởng dự án và tiến tới nhân rộng ra các trường trên địa bàn thành phố.
“Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” là dự án do Sở GD-ĐT Hà Nội và Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai từ tháng 6-2014 đến tháng 11-2016 với sự tài trợ của Quỹ ủy thác của Liên hợp quốc.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.