(HNMO) - Ngày 28-5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo
Theo VCCI, trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán một loạt các FTA thế hệ mới quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam-EU...
Các FTA này đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các ngành sản xuất, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác. Tuy nhiên, các FTA cũng sẽ hạn chế quyền, thậm chí là không cho Chính phủ được thực hiện các chính sách hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới tương lai của các ngành kinh tế. Do đó, vấn đề là làm sao kết hợp hài hòa giữa tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ các FTA.
Đặc biệt, các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến cáo đối với DN trong bối cảnh Việt Nam đang và sẽ ký kết thêm các FTA. Đó là, DN cần quan tâm đến vấn đề pháp lý, quy định của các nước đối tác có quan hệ xuất nhập khẩu với mình; nhất là về xuất xứ hàng hóa để chứng minh sự nghiêm túc cũng như quyền được hưởng thuế suất thấp hoặc miễn thuế. Bên cạnh đó, DN cần nhanh chóng thiết lập bộ phận chuyên trách về pháp lý, sẵn sàng nghiên cứu và có biện pháp đối phó với các vụ kiện và tranh chấp thương mại quốc tế. Đơn cử, thời gian vừa qua, DN Việt Nam phải đối mặt 7 vụ điều tra chống trợ cấp, chủ yếu là các chương trình cho vay từ ngân hàng thương mại nhà nước, hoặc cho vay ưu đãi với ngành thép, thủy sản…để rút ra bài học kinh nghiệm.
Đại diện VCCI nhấn mạnh, từ thực tế nói trên, Chính phủ cần có chính sách, biện pháp điều hành và úng phó hợp lý để duy trì và tạo điều kiện tối đa cho DN phát triển thông qua việc xác lập một không gian chính sách phùhợp và linh hoạt.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.