(HNM) - Tại kỳ họp thứ sáu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao kết quả điều hành của Chính phủ khi tạo ra sự phục hồi ấn tượng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Ủy ban nhận định, nền kinh tế vẫn tăng trưởng theo quy mô chiều rộng. Đây là hạn chế đáng kể nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cũng là điều mà Chính phủ đang cố gắng điều chỉnh...
(HNM) - Tại kỳ họp thứ sáu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao kết quả điều hành của Chính phủ khi tạo ra sự phục hồi ấn tượng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Ủy ban nhận định, nền kinh tế vẫn tăng trưởng theo quy mô chiều rộng. Đây là hạn chế đáng kể nhất của nền kinh tế Việt
Tăng trưởng theo chiều rộng là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác. Tăng trưởng theo chiều sâu là dựa vào trình độ công nghệ, quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Lấy dầu thô làm ví dụ: Trước đây, Việt
Thước đo hiệu quả đầu tư cho thấy mô hình tăng trưởng của nền kinh tế theo chiều rộng hay chiều sâu. ICOR là chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là cho thấy để có thêm một đồng GDP thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. Chỉ số này của Việt
Chúng ta đang nói nhiều tới khái niệm "tái cấu trúc nền kinh tế". Đây là khái niệm "tuy hai mà một" với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Mà "tái cấu trúc nền kinh tế" hay chuyển đổi mô hình tăng trưởng nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời đơn giản là nên bắt đầu từ khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư từ vốn nhà nước. Giữ vai trò quan trọng nhất, nhưng chuyển động chậm nhất là đặc điểm của khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư từ vốn nhà nước nhiều năm qua. Đó là điều cần thay đổi càng nhanh càng tốt. Đó cũng là cơ hội để Nhà nước thể hiện vai trò khơi mào, tạo điều kiện và động lực cho các "tế bào" khác của nền kinh tế cùng chuyển mình hành động, tạo xung lực mới cho nền kinh tế.
Hà Vũ
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.