Văn hóa

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp “đỉnh nóc kịch trần” của Trường Đại học Tổng hợp

Hoàng Lân 10/11/2024 - 12:27

Lần đầu tiên mở cho khách tham quan, toà nhà trường Đại học Tự nhiên (trước kia là Đại học Tổng Hợp) thu hút bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo kết hợp trình chiếu ánh sáng và công nghệ 3D mapping. Du khách được tham quan cả 3 tầng và phía nóc mái của toà nhà với nhiều trưng bày đẹp mắt.

q.jpg
Tòa nhà Trường Đại học Tự nhiên (trước kia là Đại học Tổng hợp), tiền thân là Viện Đại học Đông Dương và nay là 1 cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội tại 19 Lê Thánh Tông là một trong những không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật độc đáo quan trọng tại Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Trường thành lập năm 1956, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Đến nay, công trình vẫn giữ nguyên vẻ ngoài cổ điển sau gần 100 năm xây dựng. Nay toà nhà là một cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Hoàng Quyên
z6017724682802_7e1e352b91eac5b5e75dd5d623a23ba8.jpg
Nhiều hoa văn của công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương khi kết hợp kiến trúc kinh viện châu Âu, được xây dựng từ vật liệu, tay nghề thợ Việt Nam thời kỳ đó. Trong giảng đường Nguỵ Như Kon Tum (tầng 1) có bức tranh “Bà đầm xòe” của danh họa Victor Tardieu. Bức họa có diện tích 77 m² và tái hiện khung cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với 200 nhân vật xuất hiện trong tranh. Ảnh: Hoàng Quyên.
q2.jpg
Trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, cụm tòa nhà “Đại học Tổng hợp” là nơi diễn ra nhiều hoạt động, hội thảo, tọa đàm, trưng bày. Đặc biệt, tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” được coi như một đại triển lãm được diễn ra với 22 tác phẩm, trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương.
q3.jpg
Sảnh chính của toà nhà là tác phẩm sắp đặt ánh sáng của hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế giúp người xem gợi nhớ lại những ý niệm đầu tiên của thiết kế hoa sắt lấy cảm hứng hình ảnh những chiếc bóng đèn như tượng trưng cho ánh sáng của tri thức. Ảnh: Hoàng Quyên
q11.jpg
Lên cao trên mái vòm là cụm các tác phẩm trang trí với đèn chùm của kiến trúc sư Lê Phước Anh, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí toà nhà Đại học Đông Dương của KTS Ernest Hebrard. Kết thúc ở vòm trần là tác phẩm trình chiếu 3D mapping của hoạ sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian. Ảnh: Hoàng Quyên
q17.jpg
Mặt trước toà nhà, các hoạ sĩ trang trí những mảng kính. Ảnhl Hoàng Quyên
q19.jpg
Lên tầng 2, du khách được tham quan Bảo tàng sinh học. Ảnh: Hoàng Quyên

T

q20.jpg
Những sắp đặt bằng lụa cho những khung xương động vật có sẵn. Ảnh: Hoàng Quyên
q22.jpg
Lần đầu tiên, du khách được xem khu vực trưng bày các lọ sinh phẩm của trường Đại học. Ảnh: Hoàng Quyên
q21.jpg
Tác phẩm tiêu bản côn trùng trên giấy lụa. Ảnh: Hoàng Quyên
q12.jpg
Dọc tuyến đường trải nghiệm sẽ là các tác phẩm điêu khắc, đất nung, đặc biệt là sắp đặt sách nghiên cứu hồi cố về họa tiết mỹ thuật Đông Dương, các tác phẩm nhiếp ảnh chụp kiến trúc Đông Dương…
q8.jpg
Lên tầng 3, sau khi đi lên 1 cầu thang gõ khá hẹp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình đặc trưng cho kiến trúc Đông Dương. Công nghệ chiếu sáng làm tôn lên vẻ đẹp cổ điển của công trình. Ảnh: Hoàng Quyên
q9.jpg
Ở vị trí này, du khách sẽ nhìn rõ mái vòm với các hoạ tiết kinh điển. Phần chiếu sáng và 3D mapping kết hợp âm nhạc mang đến trải nghiệm thú vị. Ảnh: Hoàng Quyên
q14.jpg
Từ trên tầng 3 nhìn xuống. Ảnh: Hoàng Quyên
q16.jpg
Phần áp mái là một trưng bày mang dấu ấn thời gian. Ảnh: Hoàng Quyên
z6017717835374_e90bd55994cec1cdd439f933c46d6926.jpg
Khu khách xếp hàng trải nghiệm. Do diện tích nhỏ, hẹp, BTC chia thành những đoàn nhỏ, khoảng 20 người vào trải nghiệm/lượt. Ảnh: Hoàng Quyên
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp “đỉnh nóc kịch trần” của Trường Đại học Tổng hợp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.