Trong ngõ nhỏ, nhà tôi ở đó. Một chợ
Tưởng rằng chỉ có thế, nhưng vào một buổi trưa, khi tôi đi học về, chợ đã tan mà vẫn thấy hai chị em đứng đó, bên cạnh là một người đàn ông trung niên. Người ấy cầm những đồng tiền từ chiếc mũ trên tay hai chị em rồi biến mất, để lại hai chị em lủi thủi bên nhau.
Đã quá quen với hai khuôn mặt, tuy nhem nhuốc nhưng xinh xắn và hồn nhiên, tôi tiến lại gần hỏi chuyện, mới hay là những đồng tiền mà các em xin được phải nộp lại cho "ông chủ", chỉ đồ ăn mới được giữ lại. Tôi hỏi các em: "Thế em không xin được đồ ăn thì họ có cho em ăn không?". "Dạ có, mỗi đứa một chiếc bánh mỳ ạ" - các em trả lời.
Tôi đem chuyện này kể với bà ngoại, bà tôi tỏ vẻ bất bình và nói ngày mai đi chợ bà sẽ dặn mọi người chỉ cho chị em đồ ăn chứ không cho tiền nữa, có như thế thì hai chị em mới không bị đói. Bà thở dài: "Bây giờ còn có kiểu ăn chặn trên mồ hôi công sức của những đứa trẻ, thật là dã man".
Tôi biết bà tôi sẽ thực hiện điều đã nói, chỉ sợ các em được ăn no nhưng không có tiền nộp cho chủ thì sẽ bị đánh đập, hành hạ....
Những "ông chủ, bà chủ" kiểu này hãy nghĩ lại, hãy tỏ tình thương đối với những đứa trẻ để chúng được sống đúng nghĩa với cuộc sống không lấy gì làm may mắn mà chúng đang phải đối mặt. Mong mọi người góp tiếng nói và hành động thiết thực để tất cả trẻ em Việt Nam luôn được yêu thương, được sống và học tập đầy đủ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.