Một virus máy tính giả dạng link một đoạn video trên Facebook đã lây truyền với tốc độ 40.000 lượt/giờ, tờ The New York Times (Mỹ) đưa tin.
Theo các chuyên gia bảo mật người Ý, cơ chế lây truyền của loại virus mới này như sau: Virus sẽ gửi thông báo rằng người dùng được đánh dấu (tag) trong một video trên trang cá nhân, hoặc gửi cho họ đường link trong tin nhắn cá nhân, hay trong e-mail.
Virus máy tính giả dạng link một đoạn video trên Facebook. |
Khi ngươi dùng vào Facebook và nhấp vào link này để xem video, liên kết sẽ mở ra 1 trang yêu cầu họ phải cài đặt phần mở rộng add-on hoặc plug-in cho trình duyệt mới có thể xem video.
Nếu người dùng tải các plug-in về, hacker sẽ có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong trình duyệt của họ, bao gồm cả mật khẩu cho mạng xã hội và e-mail.
Theo các chuyên gia, vận tốc lan truyền virut vào khoảng 40.000 lượt mỗi giờ. Loại virut sẽ chặn truy cập vào mục điều khiển của trình duyệt, đồng thời nó cũng chặn truy cập vào website của các nhà cung cấp chống phần mềm diệt virus. Thế nên người dùng không thể loại bỏ virus này một cách nhanh chóng.
Ngay khi phát hiện ra sự việc, Google đã chặn chức năng của trình duyệt plug-in, và Facebook cũng đã làm sạch các liên kết đến phần mềm độc hại nhưng nó đã kịp lây lan đến hơn 800.000 người sử dụng trình duyệt Google Chrome.
Người dùng cần cẩn trọng hơn trước khi click vào các link không rõ ràng trên các mạng xã hội. Có thể dùng các dịnh vụ quét virus trực tuyến để kiểm tra liên kết trước khi truy cập.
Khi truy cập, nếu xuất hiện yêu cầu tải thêm add-on hay plugin không rõ nguồn gốc thì nên bỏ qua. Ngoài ra, người dùng không nên đặt chế độ tự động đăng nhập, tự động lưu mật khẩu tài khoản cá nhân.
Trước đó tạp chí Digit.ru đã thông báo rằng vào tháng 2.2013, các chuyên gia tìm thấy phần mềm độc hại tương tự trên Facebook, khiến cho người dùng máy tính lây nhiễm virus Trojan.
Người sử dụng các mạng xã hội khác cũng nhiều lần trở thành nạn nhân của các hacker. Ví dụ như trong tháng 6 vừa qua, những kẻ xấu đã sử dụng phần mềm độc hại Trojan.RpcTonzil, làm lây nhiễm virus cho hơn 50.000 người dùng mạng xã hội "VKontakte" – mạng xã hội lớn nhất của Nga, và hack tài khoản của họ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.