(HNM) - Tuần qua, việc gần 30 trẻ (trong đó có 13 trường hợp ở TP.Hồ Chí Minh) sau khi tiêm phòng bị phản ứng với nhiều triệu chứng như áp xe vị trí tiêm, tím tái, co giật, sốt cao, nổi mẩn toàn thân, nhiễm trùng huyết do Ecoli... đã khiến người dân Hà Nội, băn khoăn lo lắng.
(HNM) - Tuần qua, việc gần 30 trẻ (trong đó có 13 trường hợp ở TP.Hồ Chí Minh) sau khi tiêm phòng bị phản ứng với nhiều triệu chứng như áp xe vị trí tiêm, tím tái, co giật, sốt cao, nổi mẩn toàn thân, nhiễm trùng huyết do Ecoli... đã khiến người dân Hà Nội, băn khoăn lo lắng.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm nước ta sử dụng hàng chục triệu liều văc xin. Hiện nay, ngoài 7 loại văc xin được tiêm theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng không mất tiền thì cũng đã có nhiều loại văc xin tiêm dịch vụ , phòng một số bệnh nguy hiểm như thủy đậu, viêm gan A, cúm... Thời gian qua, nhiều bậc phụ huynh muốn phòng bệnh cho con mình, nhất là những đợt có dịch bệnh xảy ra, đã cho trẻđi tiêm, mặc dù giá mỗi mũi tiêm không hề thấp, thậm chí vắc xin phòng thủy đậu lên đến 400 nghìn đồng/mũi. Trong khi đó,gần đây, do bệnh thuỷ đậu tăng mạnh ở (ước tính của Cục Y tế dự phòng, riêng 3 tháng đầu năm hơn 1100 trẻ miền Bắc mắc bệnh) nên vắc xin thuỷ đậu có lúc khan hiếm.
Tiêm phòng là một việc được các chuyên gia y tế khuyên nên làm nếu có điều kiện, vì nó có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tiêm như thế nào ?Có tình trạng người yêu cầu tiêm chưa thực sự ý thức về vấn đề này. Bởi thực tế cho thấy, đa số bà mẹ khiđược hỏi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi TƯ, Bệnh viện Xanh Pôn đều trả lời, nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nghe tư vấn ở Trung tâm Y tế phường rồi mời cán bộ y tế đến nhà tiêm cho con em mình chứ không tiêm trực tiếp tại các Trung tâm Y tế. Chị Nguyễn Hồng Lan, ở phường Hàng Bài cho biết: “Có vắc xin gì là tôi tiêm cho con ngay. Nhưng tôi cũng lo là không biết việc bảo quản vắc xin trong quá trình nhân viên y tế mang đến nhà có bảo đảm hay không?”. Không chỉcó thế, nhiều bà mẹ còn lo ngại đến công tác bảo quản văc xin ở ngay các trạm Y tế tuyến cơ sở... Điều lo lắng này không phải không có cơ sở, nhìn vào báo cáo thanh tra 22 cơ sở nhập khẩu, kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế trong mấy tháng cuốinăm 2006 đã có 2 cơ sở hoạt động không đúng phạm vi cho phép, 2 cơ sở không có chứng chỉ hành nghề, 4 cơ sở không có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh vắc xin hoặc giấy phép đã hết hạn...Thêm nữa,theo ông Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện Việt Nam chỉ có một đơn vị kiểm định chất lượng vắc xin là Viện Kiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế, mà khả năng kiểm định của Viện cũng còn hạn chế do thiếu nhân lực cũng như trang thiết bị. Cũng vì thế nên trước đây đã có trường hợp vắc xin phòng bệnh sốt vàng chưa được Bộ Y tế cấp số đăng ký nhưngđã có mặt trên thị trường. Rõ ràng đôi khi chất lượng của vắc xin chưa được kiểm soát. Đó là chưa kể tới hệ thống bảo quản ở tuyến cơ sở. Có nhiều nơi còn dùng những thiết bị bảo quản (tủ lạnh, tủ đông) đã quá cũ, qua sửa chữa nhiều lần...
Điều kiện như vậy, nhưng việc tiêm cứ tiêm, việc lo vẫn cứ lo. Thêm nữa, nhiều bà mẹ không hiểu biết về tác dụng của thuốc cũng như biểu hiện bất thường ở trẻ, nếu tiêm phòng phải thuốc không đạt chất lượng.
Đành rằng vấn đề vắc xin có đạt tiêu chuẩn, có bảo đảm chất lượng hay không là trách nhiệm ở các cơ quan chức năng. Nhưng với người sử dụng, trước khi quyết định tiêm phòng các loại vắc xin dịch vụ cũng cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của cán bộ y tế , nhất là việcphát hiện sớm những bất thường ở trẻ sau khi tiêm phòng. Điều các bậc phụ huynh nên chú ý là biểu hiện sốt của trẻ. Sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt hoặc không. Tùy theo từng loại vắc xin mà trẻ có những phản ứng phụ khác nhau, nhưng chủ yếu là sốt nhẹ. Đối với vắc xin phòng lao, phản ứng thường xảy ra sau tiêm khoảng 2 tuần. Tại chỗ tiêm xuất hiện nốt sưng đỏ rồi tự vỡ nên chỉ cần đặt miếng gạc khô lên trên, vết loét sẽ tự lành. Trường hợp vết loét bị viêm tấy nặng, trẻ sốt, xuất hiện hạch ở nách thì phải đưa đi khám. Với vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván, một số trẻ bị sốt về chiều hoặc tối và sẽ hết sốt trong vòng một ngày. Khi trẻ sốt trên 39 độ, sưng tấy chỗ tiêm có thể cho uống 1 viên Paraxetamol loại 0,01g và nhiều nước hoa quả sẽ giảm sốt, chỗ sưng đỏ hết trong vòng 3-4 ngày. Nếu trẻ sốt kéo dài trong 2 ngày thì đó không phải là sốt do vắc xin. Chỗ sưng đỏ chưa khỏithì khả năng trẻ đã bị apxe. Tiêm vắc xin sởi xong, trẻ hay bị sốt, nổi ban đôi khi có ban giống như sởi. Hiện tượng này cũng sẽ hết trong vòng 3 ngày. Những phản ứng phụ sau khi tiêm chủng nếu khỏi trongkhoảng thời gian như đã nêuthì các bà mẹ yên tâm, không nên quá lo lắng, nhưng nếu quá thời gian đó thì nhất thiết phải cho trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Vân Anh
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.