Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

BS Nguyễn Hùng| 16/07/2012 07:28

Con tôi 2 tuổi, rất hay bị chảy máu cam. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh này và cách phòng bệnh. (Chị Nguyễn Thị Hồng, Đông Anh)

Con tôi 2 tuổi, rất hay bị chảy máu cam. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh này và cách phòng bệnh.
(Chị Nguyễn Thị Hồng, Đông Anh).

Chảy máu cam (còn gọi là chảy máu mũi) rất hay gặp ở trẻ em, do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể nên mọi nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới chảy máu cam. Ngoài nguyên nhân chảy máu do chấn thương từ tai nạn hay va đập mạnh thì nguyên nhân thường gặp là trẻ bị nóng trong người khiến các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trong trường hợp trẻ hay bị chảy máu cam nhưng không phải từ cả hai nguyên nhân trên thì có thể trẻ đã bị bệnh lý về máu, như mắc bệnh hemophilie, xuất huyết giảm tiểu cầu hay viêm mũi. Khi đó, cần phải khám, xét nghiệm để điều trị chính xác. Còn một nguyên nhân rất nguy hiểm nữa là u xơ vòm mũi họng. Đây là bệnh lý có thể gây tử vong và tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời; triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, cần nhanh chóng cho trẻ cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông y tế bịt lỗ mũi, ngăn không cho máu chảy ra trong vòng 10 phút. Lưu ý, không ngửa đầu trẻ ra đằng sau trong lúc đang chảy máu vì như thế thì máu sẽ chảy xuống phía sau hốc mũi vào dạ dày, gây nôn. Nếu sau 20 phút mà máu trong mũi vẫn chảy thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế. Để phòng bệnh, cha mẹ nhắc trẻ không cậy mũi, tránh va đập mũi; cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau mát, uống nhiều nước, bổ sung thêm Vitamin C nhằm giúp cơ thể không bị nóng, bị khô niêm mạc.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.