Theo dõi Báo Hànộimới trên

Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Thạc sĩ, Luật sư Quản Văn Minh| 24/05/2014 07:38

Công ty của chú tôi bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Tôi đang băn khoăn về việc công ty của chú tôi có thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định này không. Xin hỏi quý báo, pháp luật quy định những trường hợp nào bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế? Lương Văn Dũng (quận Long Biên, Hà Nội)

Công ty của chú tôi bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Tôi đang băn khoăn về việc công ty của chú tôi có thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định này không. Xin hỏi quý báo, pháp luật quy định những trường hợp nào bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
Lương Văn Dũng (quận Long Biên, Hà Nội)

Trả lời


Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31-12-2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Thông tư số 215/2013/TT-BTC) có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp bị cưỡng chế, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế…

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư số 215/2013/TT-BTC thì các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế gồm: 1. Đối với người nộp thuế: a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản. c) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế). 2. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là Kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế. 5. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.