Tôi làm nghề thợ mộc, sản xuất theo hình thức cá nhân kinh doanh, chuyên làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường xuyên thuê khoảng từ 5 đến 7 lao động. Đề nghị quý báo cho biết, theo quy định của pháp luật, tôi có phải ký hợp đồng với người lao động hay không? Dương Văn Minh (Huyện Thạch Thất, Hà Nội)
Tôi làm nghề thợ mộc, sản xuất theo hình thức cá nhân kinh doanh, chuyên làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường xuyên thuê khoảng từ 5 đến 7 lao động. Đề nghị quý báo cho biết, theo quy định của pháp luật, tôi có phải ký hợp đồng với người lao động hay không?
Dương Văn Minh (Huyện Thạch Thất, Hà Nội)
Luật gia Hoàng Xuân Hiến
(ĐT: 098.335.1928; email: hoangxuan hienqo @gmail.com) trả lời:
Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động. Tại Điều 2, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định:
1- Các tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động: a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước; d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động; e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19-8-1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2- Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: a) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ; c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp; đ) Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
e) Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp; g) Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công; h) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Theo mục 1, điểm đ, Điều luật nêu trên, trường hợp của anh Dương Văn Minh thuộc đối tượng: "Cá nhân có sử dụng lao động". Vì vậy khi thuê mướn lao động, anh Minh cần thiết phải thực hiện giao kết với người lao động.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.