Theo dõi Báo Hànộimới trên

"Bom hẹn giờ" trong quan hệ Nga - Mỹ

Quỳnh Chi| 15/09/2011 06:43

(HNM) - Dù đã nhấn nút tái khởi động quan hệ cách đây 2 năm và cùng hân hoan ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới), song Nga - Mỹ vẫn chưa thể rũ bỏ được

Mối bất đồng này tiếp tục gia tăng ngày 13-9, khi Washington và Bucharest đã ký hiệp định liên chính phủ về việc Lầu Năm góc sẽ triển khai một bộ phận thuộc NMD trên lãnh thổ Romania. Theo hiệp định, từ nay đến năm 2015, tại căn cứ Deveselu trong lãnh thổ Romania sẽ thiết lập trạm radar "Egis," một trung tâm tác chiến nằm trong cấu thành NMD và 24 khẩu đội tên lửa đánh chặn di động Standard-3 (SM-3) cùng 200 quân nhân Mỹ. Cùng các khẩu đội tên lửa tương tự sẽ được bố trí trên lãnh thổ Ba Lan, tên lửa SM-3 ở Romania sẽ được sử dụng như một phần lá chắn tên lửa tại châu Âu nhằm bảo vệ các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước mọi cuộc tấn công bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tên lửa SM-3 sẽ được lắp đặt tại căn cứ không quân Deveselu (Romania) từ nay tới năm 2015.


Lẽ dĩ nhiên việc Mỹ đưa tên lửa tới sát Nga, cách Hạm đội Biển Đen chỉ có 500km sẽ khiến Mátxcơva chẳng thể ngồi yên. Trong một tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Nga ngay sau lễ ký kết giữa Mỹ và Romania về NMD, khẳng định, Mỹ và NATO cần phải có những bảo đảm về mặt pháp lý chắc chắn khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa mà họ đang xúc tiến triển khai ở châu Âu sẽ không nhằm vào các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Đáng lo ngại là, động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc đối thoại giữa Nga - Mỹ, Nga - NATO về vấn đề này chưa đạt được tiến bộ gì. Mỹ chỉ nêu vấn đề một cách chung chung và không đưa ra bảo đảm có tính ràng buộc pháp lý. Trong khi đó, Nga lại yêu cầu một cam kết bằng văn bản rõ ràng rằng, NMD và AMD (Hệ thống phòng thủ tên lửa chung châu Âu)  không nhằm chống lại lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Điều này được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định khi tham dự Hội nghị kỷ niệm 20 năm thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ở thủ đô Dushanbe của Tajikistan hồi đầu tháng. Điện Kremlin cho rằng, dù các bên liên quan đều có cơ hội đạt thỏa thuận về hợp tác thành lập NMD chung, nhưng Mỹ chưa phát đi bất kỳ tín hiệu nào sẵn sàng hợp tác với Nga hoặc đáp ứng tích cực đề nghị của Nga trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, trong quá trình đàm phán START mới, Mátxcơva từng tin rằng Nhà Trắng đã lắng nghe những quan ngại của Nga liên quan đến các thành tố của NMD tại Đông Âu. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nêu ra các nguyên tắc hợp tác nhằm thành lập "lá chắn tên lửa" chung, gồm tuân thủ quyền bình đẳng ngay từ đầu, phối hợp phân tích các nguy cơ, cùng xác định những địa điểm bố trí tên lửa đánh chặn và trong trường hợp cần thiết thì thành lập cơ cấu hạ tầng chung về quân sự - kỹ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình phê chuẩn START mới cuối năm ngoái, nỗ lực của Nga đã bị dội một "gáo nước lạnh" khi Thượng viện Mỹ đơn phương bổ sung thêm điều khoản nhấn mạnh, hiệp ước cắt giảm vũ khí này không được cản trở NMD của Mỹ. Không chịu lép vế, Hạ viện Nga cũng thẳng thừng kèm thêm điều kiện, Mátxcơva sẽ rút khỏi START mới nếu Mỹ hoặc NATO, hay các nước đồng minh khác của Mỹ triển khai NMD đe dọa nền an ninh quốc gia của Nga.

Rõ ràng, NMD đang là "quả bom hẹn giờ" đe dọa START mới và chính sách "cài đặt lại" quan hệ của hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
"Bom hẹn giờ" trong quan hệ Nga - Mỹ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.