Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bác Hồ với câu chuyện về hai cái giếng

ANHTHU| 23/02/2007 09:12

Đôi mắt gần như chi phối toàn bộ hoạt động của đời sống con người. Từ xưa ông cha ta đã có câu “đôi mắt là ngọc, đôi tay là vàng”, “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”... để nói lên tầm quan trọng của đôi mắt.

Bác Hồ thăm Viện Mắt năm 1957.

Đôi mắt gần nhưchi phối toàn bộ hoạt động của đời sống con người. Từ xưa ông cha ta đã có câu “đôi mắt là ngọc, đôi tay là vàng”, “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”... để nói lên tầm quan trọng của đôi mắt.

Nhân dịp toàn Đảng, toàn dân đang sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” xin nhắc lại câu chuyện về chuyến thăm bất ngờ của Bác tới Viện Mắt (tháng 8-1956), xã Quảng An Hà Nội (tháng 8-1962) để khẳng định sự quan tâm của Người cũng như vị thế ngành Mắt trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đến thăm Viện Mắt, Bác đi thẳng vào nhà bếp thăm hỏi các chị cấp dưỡng, rồi dọc theo hành lang vào phòng bệnh nhân, phòng mổ, phòng chiếu chụp điện quang. Mọi người đi theo Bác, nhiều khoa phòng bàng hoàng hò reo: Bác Hồ, Bác Hồ đến ! Bác vào phòng. Sau cùng, Bác lên hội trường và nói chuyện với cán bộ, nhân viên. Bác hỏi: “Tại sao đồng bào đau mắt đông quá mà viện thì nhỏ bé, đồng bào phải chen lấn vất vả đến khám bệnh...? Các thầy thuốc có đủ để phục vụ đồng bào không?...”.Phó Viện trưởng Phạm Viết My khi đó đã báo cáo, trình bày với Bác những khó khăn về tổ chức, cơ sở vật chất, kinh phí không đủ để đáp ứng công việc, tình hình bệnh mắt hột trong nhân dân hiện rất trầm trọng... Bác đã động viên cán bộ nhân viên của Viện phải cố gắng phục vụ, Bác hứa sẽ nhắc Bộ Y tế quan tâm đến ngành Mắt, nhưng Viện phải làm sao cho người bệnh đỡ khổ thì Bác mới vui...Bác căn dặn: “Các cô, các chú là những người thầy thuốc chữa mắt nên phải có phương pháp dự phòng bệnh mắt hột, phải tích cực chạy chữa cho những người bị đau mắt, đem lại ánh sáng cho nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lo toan mọi công việc của đất nước, nhưngNgười đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng và phát triển ngành Y tế, tổ chức, phát động phong trào đời sống mới, trong đó có việc giữ gìn vệ sinh phòng bệnh. Bác khẳng định: “Nếu chúng ta chú ý vệ sinh phòng bệnh thì sẽ tránh được bệnh”. Về thăm nhân dân xã Quảng An (Hà Nội), Bác ghé qua lớp mẫu giáo xóm Quảng Khánh, thấy nhiều cháu bị đau mắt, toét mắt, trong đó có cháu Đỗ Thị Phúc (6 tuổi) vừa bị toét mắt, vừa bị đau mắt nặng. Thương người dân nơi đây, khi ra về, Bác căn dặn nhân dân Quảng An phải phấn đấu xây dựng thành xã kiểu mẫu, toàn diện về vệ sinh phòng bệnh của thành phố Hà Nội. Bác đã dành tiền lương của mình cho nhân dân Quảng An xây một cái giếng kiểu mẫu lấy nước sạch dùng. Bác khuyên mọi người tránh rửa mặt bằng nước hồ ao vì dễ bị đau mắt. Sau đó một tháng rưỡi, ngày 29-9-1962, Bác Hồ lại về thăm Quảng An một lần nữa, nhân cuộc họp tại đình Quảng Bá để sơ kết công tác vệ sinh phòng bệnh mùa hè, Bác lại tặng tiền và giao cho Bệnh viện Việt - Xô xây cái giếng thứ hai, giao nhiệm vụ cho Cục Bảo vệ sức khỏe cùng với khoa Mắt - Bệnh viện Đống Đa tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Bác căn dặn: “Con người là vốn quý nhất của xã hội. Sứckhỏe là vốn quý nhất của con người. Vệ là bảo vệ. Sinh là sinh sống. Con người muốn mạnh khỏe, sống lâu để lao động sản xuất tốt thì phải ăn ở có vệ sinh. Muốn có vệ sinh phải có nước sạch. Muốn có nước sạch phải đào giếng. Đào giếng sẽ có nhiều nước sạch”. Xúc động trước những tình cảm của Người, cán bộ nhân dân xã Quảng An đã hứa với Bác quyết tâm phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác. Một tháng sau, nhân dân Quảng An đã làm được 47 cái giếng và thực hiện phong trào xây dựng “ba công trình”. Tròn một năm sau ngày Bác Hồ về thăm, nhân dân Quảng Anđã báo cáo lên Bác những thành tích đạt được về công tác điều trị đau mắt hột, giảm tỷ lệ người dân bị bệnh mắt hột từ 31,18% xuống còn 24,27%. Cháu Đỗ Thị Phúc đã được chữa khỏi và phấn khởi đi học vỡ lòng. Những năm tháng sau này, cán bộ và nhân dân Quảng An vẫn báo cáo thường niên lên Bác những thành tích cũng như những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân.

Trước khi mất, trong Di chúc, Bác căn dặn và đề cập nhiều vấn đềquan trọng của dân tộc, của Đảng, về công cuộc kháng chiến kiến quốc... Khi nói về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, Bác đã viết : “ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quí báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”... Bác ví đại đoàn kết trong Đảng như con ngươi của mắt mình, điều đó cho thấy Bác đánh giá rất cao vai trò của đôi mắt, cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đôi mắt mà Người muốn nói là ánh sáng, là đường lối, là tầm nhìn, là con đường đưa cách mạng đi đến mọi thắng lợi...

Phương Hồng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bác Hồ với câu chuyện về hai cái giếng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.