Theo dõi Báo Hànộimới trên

6 đối tượng "đáng gờm" chốn công sở

Theo Dantri/VietNamnet| 12/04/2010 09:36

Rất nhiều ông sếp xử lý vấn đề vô cùng rõ ràng và có tâm năng lực nhìn thấu mọi việc bằng cách đánh giá khách quan nhất. Tuy vậy, lại có những ông sếp chỉ biết nghe bằng một tai, nhìn bằng một mắt để đánh giá nhân viên của mình.

Quan hệ công sở tuy đơn giản mà lại vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Nếu chỉ vô tình “đắc tội” với cá nhân ai đó, dù là sếp hay đồng nghiệp đều “chuốc họa vào thân”. Dưới đây là một số đối tượng bạn cần hết sức lưu ý.

1. Ngài sếp ưa nịnh, phiến diện

Rất nhiều ông sếp xử lý vấn đề vô cùng rõ ràng và có tâm năng lực nhìn thấu mọi việc bằng cách đánh giá khách quan nhất. Tuy vậy, lại có những ông sếp chỉ biết nghe bằng một tai, nhìn bằng một mắt để đánh giá nhân viên của mình.

Đối với những ông sếp kiểu này, dù bạn có tỏ ra trung thực, chân thành đến mấy thì có lúc bạn được lên “chín tầng mây”, còn nếu hết thời “sủng ái” bạn sẽ bị lôi xuống “địa ngục” ngay tức thời. Bởi nhìn họ nhìn nhận và đánh giá sự việc không toàn diện, năng lực phân tích và xử lý kém. Thậm chí, dù biết là sai nhưng thái độ phiến diện ngự trị, không cho phép họ quay đầu lại.

Nếu không khéo léo “cư xử” với những ông sếp “khó” ưa này, chiếc ghế nhân viên của bạn chưa chắc đã giữ vững nếu cộng thêm một vài đồng nghiệp không “thiện chí” bên cạnh.

2. Cấp trên đố kỵ, ghen ăn tức ở

Đơn giản chỉ là trưởng nhóm đố kỵ với năng lực của bạn. Coi chừng, những ý tưởng hay thành quả công việc của bạn sẽ không cánh mà “bay” gọn vào tay họ.

Hơn nữa, cấp trên này gần gũi sếp trưởng hơn, có tốc độ và cự ly để “thể hiện” bản thân hoặc “vùi dập” những người anh ta ghét. Do vậy, bạn khó mà có cơ hội thăng tiến được.

Hạn chế “qua lại” với những hạng người này, phải hết sức thận trọng và thông minh để “giấu mình” thật kỹ nơi công sở, kiên nhẫn chờ thời cơ để thể hiện bản thân mình.

3. Tiểu nhân hay gây chuyện thị phi

Đây là một trong những nhân vật “đáng gườm” nhất trong văn phòng. Cũng chỉ xuất phát từ sự ghen ghét, đố kỵ với tài năng của người khác, nhưng những kiểu người này có thể gây sóng gió cho sự nghiệp tiến thân của bạn.

Vật cản lớn nhất là vũ khí ngôn từ và thái độ không kiêng nể, kết bè kết phái trong cơ quan. Chỉ cần hai ba người cũng thành lập nhóm “thị phi”, suốt ngày ngồi buôn chuyện, nói xấu người khác. Nếu chẳng may phạm lỗi với những đối tượng này, coi chừng bạn sẽ là nạn nhân kế tiếp của những trò “ném đá giấu tay”.

Giữ khoảng cách xã giao, chỉ thể hiện phần nào bản thân, chờ cơ hội để bộc lộ khả năng là biện pháp tối ưu để phòng chống “căn bệnh” khó chữa này.

Bạn cũng đừng bao giờ có ý định “nhập hội” với những người này, bởi dù sao, bạn cũng là người bị ghét.

4. Những đối tượng có nguồn gốc “hoàng thân quốc thích”

Làm việc trong công ty tư nhân, sếp và người thân của sếp thường giữ những chức vụ cao nhất. do vậy, chỉ cần đắc tội với bất kỳ “hoàng thân quốc thích” nào của sếp, ngay lập tức bạn sẽ bị sa thải không thương tiếc.

Với những cơ quan nhà nước, chuyện ô dù, “nhét” con em trong nghành vào những vị trí cao là điều thường thấy. Bất kể người đó có năng lực hay không, miễn là có ô dù vững chãi, người đó cũng có thể giữ chức vụ cao hơn, tiền lương cao hơn những người thực sự có năng lực.

Đối với những đối tượng này, cần hết sức khéo léo và thận trọng trong mọi việc làm của mình. Cũng không nên kết quá thân hòng “nhờ bóng quan lớn” để tiến thân. Nếu vậy, vô hình chung bạn cũng thuộc nhóm những người đáng sợ, đáng ghét nơi công sở.

5. Những “chân dài” kém năng lực

Nhờ lợi thế xinh đẹp, khéo léo, các nàng chân dài tha hồ “lộng hành” tại cơ quan khi vắng sếp. Điều này khiến không ít người bức xúc. Tuy vậy, nên nhớ đừng đắc tội với những đối tượng này, miệng lưỡi chua ngoa và vẻ đẹp chết người của cô ta sẽ “chế ngự” mọi quyết định của sếp. Dù không thực sự có khả năng trong công việc, nhưng các nàng lại vô cùng chuyên nghiệp trong việc “chiều” sếp.

Cách tốt nhất nên bỏ ngoài tai mọi lời lẽ hay hành động sỗ sàng của người này. Tập trung vào công việc sẽ khiến bạn quên đi mọi chuyện thị phi ấy.

6. Nhân vật ưa quản chuyện người khác

Sở dĩ “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông” là có kẻ ưa quản chuyện người khác. Bạn thường làm gì, quan hệ với những ai, thậm chí gia cảnh thế nào đều có kẻ “chỉ điểm” thông báo.

Với những kiểu người này, buôn chuyện nói xấu, xoi mói chuyện đời tư người khác là niềm vui và thói quen tai hại của họ. Nếu không có chủ đề nói xấu ai đó, có khi họ cảm giác như miệng đang “mọc da non”.

Đừng tỏ ra tức giận, hãy nhẫn nại và bỏ ngoài tai những lời lẽ hàm hồ đó. Hết sức bình tĩnh khi đối mặt với kiểu người này, thái độ dửng dưng ấy của bạn biết đâu là liều thuốc “đuổi ruồi” hữu hiệu. Họ nói chán, nói mỏi miệng rồi ắt sẽ đến lúc phải dừng lại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
6 đối tượng "đáng gờm" chốn công sở

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.