Sữa là một nguồn dinh dưỡng quý giá, bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu bên cạnh chế độ ăn hàng ngày, nhất là những người làm việc nhiều, vận động nhiều, phụ nữ đang mang thai...
Ảnh: internet |
1. Đọc kĩ thành phần trên bao bì nhãn sữa
Nhiều người ít chú ý đến các thông tin trên bao bì, trong khi đây vốn là nguồn “dữ liệu” quý giá và chính xác, giúp bạn có thể hiểu đúng giá trị sản phẩm muốn chọn mua.
Những thông tin cơ bản về công thức cần đọc trên bao bì là: Hàm lượng chất đạm, chất béo, mức năng lượng có thể cung cấp từ sản phẩm (nên chọn loại sữa với nguồn năng lượng chuẩn 1ml = 1 kcal), các vitamin và khoáng chất, hệ dưỡng chất…
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến những chi tiết cần cho tình trạng sức khỏe đặc biệt của mình nếu có. Ví dụ sữa dành cho người đái tháo đường cần có công thức hệ bột đường tiên tiến, với chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ giúp bình ổn đường huyết, giúp cơ thể kiểm soát được mức đường hợp lý, giữ được các chỉ số về đường huyết. Người lớn tuổi muốn đề phòng những vấn đề về tim mạch cần các sản phẩm giàu Omega-3, giàu acid béo không no một nối đôi (MUFA) tốt cho tim mạch...
2. Nhận biết trực quan vỏ hộp bên ngoài
Để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng phân phối không chính thức, khi cầm một sản phẩm sữa trên tay, người tiêu dùng cần quan sát những yếu tố: Bao bì có được in sắc nét, rõ ràng không? Sản phẩm có nhãn chứng nhận của đơn vị phân phối chính thức không? Những sản phẩm được nhập khẩu chính thức luôn phải có nhãn phụ tiếng Việt với đầy đủ thông tin thành phần, nơi xuất xứ, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.
Ví dụ như với các sản phẩm dinh dưỡng của Abbott, ông Đỗ Thái Vương - Giám đốc Đối ngoại công ty Abbott nhấn mạnh: “Abbott khuyến nghị khách hàng chỉ nên sử dụng sản phẩm được Abbott chứng nhận là chính hãng, do nhà phân phối chính thức của chúng tôi tại Việt Nam - công ty TNHH Dinh dưỡng 3A nhập khẩu và cung cấp. Những sản phẩm này có thể dễ dàng được nhận biết bởi tên của công ty 3A được in hoặc dán trên nhãn”.
Bằng trực quan, nếu thấy nhãn có dấu hiệu bị tẩy xóa, tróc mờ, hộp móp méo, không có nhãn của đơn vị phân phối chính thức… người tiêu dùng nên liên hệ với nhà sản xuất thông qua số điện thoại hotline để xác minh nguồn gốc sản phẩm.
3. Kiểm tra hạn sử dụng và đọc kỹ cách pha chế
Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm có hạn sử dụng còn dài. Ngoài ra, cần đọc kỹ hướng dẫn pha chế được in trên vỏ hộp và thực hiện đúng theo hướng dẫn này.
Thông thường, mỗi sản phẩm dinh dưỡng uy tín ra đời là kết quả của rất nhiều nghiên cứu lâm sàng để có thể có được công thức tối ưu cho người sử dụng. Do đó, người dùng không nên tự ý thay đổi, pha loãng hay đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất; tránh tự ý bổ sung các nguyên liệu khác ngoài sữa (ví dụ bột cam, bột ca cao, cà phê…) mà không trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ.
4. Và đừng quên hướng dẫn bảo quản!
Một công bố mới đây của Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia (Bộ Y Tế) cho biết: chỉ có 1% nguyên nhân sữa kém chất lượng xuất phát từ khâu sản xuất nhưng có đến 72% từ việc bảo quản, phân phối không đúng quy định, 18% từ việc sử dụng sản phẩm không theo chỉ định.
Đây là những con số cho thấy việc bảo quản sữa đúng cách góp phần bảo đảm chất lượng cho mỗi sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng cho bạn là nên cất giữ sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh chỗ ẩm thấp, không đặt hộp sữa ở nơi nhiệt độ cao như gần bếp gas hoặc nơi có ánh mặt trời rọi trực tiếp vào. Khi mở hộp để pha sữa cần sử dụng muỗng khô, sạch đã có sẵn bên trong hộp sữa, nhanh chóng đóng nắp hộp để tránh làm ẩm bột sữa bên trong.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.