Nhờ công nghệ mới áp dụng trên nền sóng wi-fi được phủ rộng, những chiếc xe ô tô có thể tự
Mới đây, một dự án tránh đâm va trị giá 25 triệu USD đã được Đại học Giao thông Michigan triển khai thí điểm với 3.000 chiếc ô tô trong vòng một năm tại Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ.
Theo Bộ Giao thông Mỹ, những chiếc xe được áp dụng công nghệ mới gồm 3 nhóm xe chủ yếu là xe du lịch, xe tải và xe buýt, được trang bị công nghệ wi-fi cho phép các xe "nói chuyện" với nhau, gọi là V2V (vehicle to vehicle). Cùng với đó, các xe lưu thông còn có thể "giao tiếp" với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng theo ngôn ngữ khác là V2I (vehicle-to-infrastructure).
Cụ thể, nhờ công nghệ mới, các xe có thể cập nhật các diễn biến của tuyến đường mình đang tham gia giao thông cũng như được cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra, từ đó giảm thiểu tai nạn. Theo Ủy ban an toàn giao thông xa lộ quốc gia Mỹ, công nghệ an toàn V2V có thể giúp lái xe tránh hoặc giảm rất nhiều các trường hợp 4-5 xe đâm nhau liên hoàn trên xa lộ.
Các xe hơi sẽ "nói chuyện" với nhau trên công nghệ wi-fi để tránh va chạm
Những rủi ro được cảnh báo bao gồm khả năng va chạm tại các đường giao nhau mà tầm nhìn bị hạn chế, một xe đổi làn rơi vào điểm mù của xe khác, khả năng va chạm khi lùi xe ...Hệ thống cảm biến trên xe sẽ đo khoảng cách, "giao tiếp" với các xe khác và đưa ra cảnh báo hoặc chuyển sang phanh tự động khẩn cấp khi phát hiện khả năng tai nạn.
Như vậy, nếu như trong thương mại điện tử có B2B, B2C là cách giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng thì trong lĩnh vực giao thông, lần đầu tiên người ta nói đến cách giao tiếp giữa các phương tiện đang lưu thông V2V và với cơ sở hạ tầng V2I.
Được biết, hàng loạt các thương hiệu ô tô nổi tiếng đều tham gia dự án, gồm Daimler, Ford, GM, Honda, Hyundai, Nissan, Toyota và Volkswagen.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.