Với sự có mặt của các “ông lớn” Grab, Uber, thị trường dần quen thuộc với việc di chuyển cùng xe công nghệ.
Sau sự “ra đi” của Uber, nhiều nhà đầu tư Việt cũng bắt đầu tham gia vào thị trường cung cấp ứng dụng gọi xe. Thế nhưng, không ít người dùng và tài xế đã khóc ròng chỉ vì bỏ qua những bài học cơ bản, được ghi chú… “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
Chọn nhầm hàng lỗi, trao nhầm niềm tin
Thị trường xe công nghệ nở rộ, đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà cung cấp ứng dụng lao vào cuộc đua. Chọn nhà cung cấp nào cho có lợi và an toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của tài xế và người dùng. Có nhiều nhà cung cấp hô hào việc đầu tư hàng chục triệu đô vào ứng dụng nhưng thực tế, nền tảng và mạng lưới tài xế không có, khiến khách hàng mỗi lần đặt xe, “chờ mỏi mắt" chẳng thấy tài xế. Có những ứng dụng, giá cả mặc cho hành khách và tài xế tự “trả giá”, thoả thuận, dẫn đến thực tế, đi xe công nghệ mà vẫn “lạc hậu” chả khác gì xe ôm truyền thống thời 2.0.
Chị Hồng Nhung (quận 7 - TP Hồ Chí Minh) cho biết, với tâm lý ủng hộ hàng Việt, ủng hộ các ứng dụng đặt xe Việt, chị có vài lần đặt xe thử. Ai dè, tuyên bố đầu tư rầm rộ trên báo chí là thế nhưng thực tế, ứng dụng mới ra mắt, lượng tài xế quá ít khiến chị phải đặt đi đặt lại và có lúc chờ hơn 45 phút không có xe. Sau vài lần bị trễ hẹn công việc, chị rút ra bài học, nên chọn những ứng dụng có độ phủ tài xế cao để di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ham lời chiết khấu, rủi ro tự mang
Mới đây, báo chí đưa tin, một tài xế công nghệ bị cướp dí dao vào cổ cướp xe và lấy tư trang vì nhận khách ngoài, không đặt qua ứng dụng. Vì cuốc xe nhận ngoài, không đặt qua app nên tổng đài và nhà cung cấp ứng dụng không thể trợ giúp truy xuất lại hành trình và thông tin hành khách, khiến việc truy tìm hung thủ không thành công. Nhà cung cấp ứng dụng và đại diện công ty bảo hiểm cũng cho biết, tài xế trong trường hợp này không được nhận quyền lợi bảo hiểm rủi ro hành trình, vì hệ thống không ghi nhận cuốc xe ngoài.
Theo nhiều tài xế GrabBike lâu năm, việc nhận cuốc ngoài tuy bớt được vài chút tiền chiết khấu % trả cho nhà cung cấp ứng dụng nhưng lại mất đi rất nhiều quyền lợi khi có rủi ro. Những toan tính vụn vặt khi nhận cuốc ngoài, chỉ để “né” chiết khấu trả cho nhà cung cấp ứng dụng là không đáng, mất đi khá nhiều hỗ trợ từ Grab.
|
Khi vận hành trên nền tảng ứng dụng Grab, người dùng và đối tác tài xế đều được nhận thông tin hướng dẫn rất rõ ràng về cách thực đặt - nhận cuốc xe với các điều kiện và quyền lợi di chuyển tương ứng cho từng dịch vụ. Người dùng khi đặt xe qua ứng dụng sẽ nhận được giá cả minh bạch cho từng chuyến đi, tương ứng với quãng đường và dịch vụ xe đi kèm. Ngay khi khởi hành cuốc xe đặt qua ứng dụng, người dùng và cả tài xế sẽ chính thức được hưởng chế độ bảo hiểm an toàn suốt hành trình, tự động xác nhận bởi hệ thống máy chủ có ghi nhận cuốc xe. Khi cần trợ giúp hoặc không may xảy ra tai nạn, hệ thống tổng đài 24/7 của Grab cùng đội cơ động phản ứng nhanh sẽ luôn có mặt để ghi nhận thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ cách xử lý tình huống cũng như nhanh chóng có mặt để trợ giúp người dùng và đối tác tài xế.
Anh Nguyễn Toàn Thắng (ngụ phường 10, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh), một đối tác GrabBike từng không may bị va quệt xe, rạn xương chân trên hành trình vận hành cuốc xe đặt qua ứng dụng chia sẻ, mình đã được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm rất chu đáo. Sau khi gặp tai nạn, khi vào viện, anh được thanh toán bảo hiểm 10 triệu đồng. Chạy xe ôm gần 20 năm, sau đó chuyển qua đăng ký GrabBike, dù có nghe nói đến việc tài xế sẽ được Grab mua bảo hiểm nhưng anh không để ý, vì nghĩ khó được hưởng bảo hiểm dễ dàng như vậy. “Nhưng khi tôi bị té xe, đại diện Grab đã nhanh chóng có mặt, sau đó thanh toán bảo hiểm, thanh toán viện phí, hỗ trợ đáng kể khoản tiền cho gia đình”, anh Thắng cho biết.
Khác với những chuyến xe công nghệ “lụi”, khi di chuyển với những chuyến GrabBike có đặt qua ứng dụng, người dùng và đối tác tài xế đều được đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro nhờ gói bảo hiểm tự nguyện mà Grab đã mua cho mọi cuốc xe đặt qua ứng dụng. Cho đến thời điểm hiện tại, Grab là đơn vị duy nhất, tự nguyện mua bảo hiểm chuyến đi cho hành khách và đối tác tài xế, với quyền lợi bảo hiểm lên đến 100 triệu đồng/vụ khi tham gia di chuyển với GrabBike và 800 triệu đồng/vụ khi lưu thông với GrabCar.
Tự hạn chế những thói quen xấu, đặt và nhận cuốc xe qua ứng dụng, chính là kinh nghiệm tận hưởng hành trình di chuyển tiện lợi, văn minh, an toàn và tiết kiệm mỗi ngày.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.