(HNM) - Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), vùng biển Việt Nam có khoảng 1.100km2 rạn san hô với 240 loài.
Các rạn san hô có giá trị quan trọng điều hòa môi trường, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh, địa hóa; nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa vụ...
Ảnh minh họa từ internet |
Dù có giá trị quan trọng nhưng mỗi năm Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô, chưa kể san hô đen ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, TP Hải Phòng... Hệ sinh thái này bị mất dẫn tới cạn kiệt nguồn lợi thủy sản bởi rạn san hô là nơi cư ngụ của 25% các loài sinh vật biển.
Để phục hồi nhanh hệ sinh thái biển cần làm sạch nước biển, cơ quan quản lý nghiêm cấm đánh bắt cá bằng các hình thức hủy diệt; ngăn cấm xả thải từ đất liền...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.