Theo dõi Báo Hànộimới trên

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh hen, phổi

Mai Anh| 24/08/2015 12:05

Ước tính Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc các bệnh hen, phổi. Đây là con số không nhỏ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.


Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh hen, phối

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Và hàng năm, có khoảng 250 ca tử vong do bệnh hen. Theo khảo sát của các nhà khoa học, bệnh hen thường xảy ra nhiều ở những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người mắc bệnh hen, chiếm 5% dân số, trong đó, có 25% bệnh nhân phải nhập viện. Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chung ở Việt Nam là 4,2% ở người trên 40 tuổi, trong đó tỷ lệ mắc ở nam giới là 7,1% cao hơn ở nữ giới (1,9%).

Tuy nhiên thời gian gần đây, công tác kiểm soát và phòng chống các bệnh về hô hấp như hen, phổi ở Việt Nam đã thu được những kết quả nhất định. Việt Nam đã áp dụng phác đồ điều trị bệnh hen của Tổ chức Toàn cầu Phòng chống hen (GINA) và kết quả cho thấy, biện pháp này giúp kiểm soát 97% bệnh nhân không còn triệu chứng và cơn hen kịch phát. Ngoài ra, chúng ta đã tổ chức được nhiều buổi tập huấn từ trung ương đến cơ sở đặc biệt hai khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Phối hợp với Dự án Phòng chống hen của Bộ Y tế, các trung tâm, khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng, hô hấp, nhi và Hội Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng để có nhiều biện pháp trong phòng chống và kiểm soát hen, phổi hiệu quả.

Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ VI


Bên cạnh đó, từ năm 2012, Việt Nam cũng đã đưa Dự án phòng chống bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào chương trình mục tiêu quốc gia. Năm 2014, Dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm thiểu số người mắc các bệnh về hô hấp và hen, phổi.

Có một thông điệp xuyên suốt trong tất cả các bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen của GINA trong hơn 1 thập kỷ qua, đó là “Bệnh hen không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát” và Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt tốc độ gia tăng những bệnh này. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025. Chiến lược này có mục tiêu khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là những bệnh được đặc biệt ưu tiên.

Hen, phổi không còn là nỗi ám ảnh

Theo PGS TS thầy thuốc Nhân dân Đinh Ngọc Sỹ, Chủ tịch Hội Lao và bệnh Phổi Việt Nam, hiện nay, đã có rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điều trị hen, phổi. Đặc biệt, ngoài những thuốc phải nhập khẩu từ nước ngoài như Ấn Độ, Philipin… có tác dụng trong hỗ trợ và điều trị các bệnh về hô hấp, Việt Nam cũng đã tự sản xuất được những loại thuốc này. Sản phẩm Zensalbu của Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội là một trong những ví dụ tiêu biểu. Sản phẩm này mặc dù mới xuất hiện trên thị trường từ đầu năm 2015 nhưng đã được đón nhận tốt từ các bệnh viện tuyến Trung ương đến cơ sở thanh toán bảo hiểm y tế như Bệnh viên Nhi Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện tuyến tỉnh: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình… Có thể nói, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất ra những sản phẩm hỗ trị bệnh hen, phổi chất lượng cao. Với Zensalbu, các bệnh hen, phổi sẽ không còn là nỗi ám ảnh với một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam.

Ghi nhận tại những cơ sở đã sử dụng sản phẩm này, bác sĩ Oanh, Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai nhận định, Zensalbu hỗ trợ rất tốt trong điều trị các bệnh về hô hấp như: Phổi, hen suyễn thông qua cơ chế giãn phế quản bằng khí dung nên an toàn hơn so với các loại thuốc tiêm, uống khác. Zensalbu cũng có nhiều lợi thế hơn nhờ là sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và là hàng Việt Nam nên được ưu tiên sử dụng. Với sản phẩm này, người bệnh cũng có thể kiểm soát cơn hen tại nhà bằng cách sử dụng đều đặn hàng ngày (thuốc làm giãn phế quản và thuốc cắt cơn có tác dụng kéo dài) làm giảm những cơn khó thở kịch phát.

Hiện Bệnh viện Phổi Trung ương đã xây dựng hướng dẫn thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp bao gồm 4 chuẩn thực hành lâm sàng hen, COPD, viêm phổi và lao. Bệnh viện có đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính có trách nhiệm quản lý, tư vấn cho người bệnh, đào tạo và xây dựng mạng lưới tại cộng đồng. Bệnh viện đã lập kế hoạch áp dụng “Thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp-PAL” trong toàn bộ hệ thống trên toàn quốc để phát huy hiệu quả quản lý các bệnh hô hấp nói chung và quản lý bệnh hen nói riêng.

Để tăng cường chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh hen, bệnh viện Phổi Trung Ương cũng đã chuẩn hóa mô hình “Câu lạc bộ giữ cho lá phổi khỏe mạnh” dành cho bệnh nhân hen và COPD nhằm giúp cho người bệnh trở thành “thầy thuốc của chính mình” để kiểm soát tốt bệnh hen của họ. Mô hình này đã được khuyến cáo áp dụng ở tất cả các tuyến nhằm đem đến những hiểu biết kiến thức về bệnh hen và kỹ năng kiểm soát bệnh hen cho tất cả mọi người.

Từ ngày 21-22/8 tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ  6  với chủ đề “Kiểm soát tốt các bệnh hô hấp từ bệnh viện đến cộng đồng”. Sự kiện do Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam và Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp tổ chức thu hút gần 600 đại biểu từ các bệnh viện/tổ chức trong và ngoài nước tham dự. Hội nghị lần này đã tiếp nhận trên 150 công trình nghiên cứu và các bài báo cáo tổng quan theo các chủ đề như Ung thư phổi, Hen, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Bệnh phổi nghề nghiệp và đặc biệt có phiên tương tác với các ca bệnh lâm sàng hay.

Hội thảo là cơ hội rất lớn đối với chuyên gia ngành lao và phổi Việt Nam cập nhật kiến thức và kinh nghiệm cũng như triển khai một cách hiệu quả các tiến bộ mới trong y học và công nghệ để chăm sóc và điều trị tốt hơn cho người bệnh
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh hen, phổi

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.