(HNMO) - Vụ việc chiếc máy bay Su-24 của Nga bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày hôm qua với cáo buộc vi phạm không phận đang làm dấy lên sự lo ngại của cộng đồng quốc tế về những căng thẳng leo thang. Dù những tranh cãi về việc máy bay Nga bị bắn từ dưới đất hay từ hai chiếc F-16 vẫn còn đang diễn ra, thực tế, ngay cả khi bị nổ súng từ trên không, Su-24 cũng khó lòng
(HNMO) - Vụ việc chiếc máy bay Su-24 của Nga bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày hôm qua với cáo buộc vi phạm không phận đang làm dấy lên sự lo ngại của cộng đồng quốc tế về những căng thẳng leo thang. Dù những tranh cãi về việc máy bay Nga bị bắn từ dưới đất hay từ hai chiếc F-16 vẫn còn đang diễn ra, thực tế, ngay cả khi bị tấn công từ trên không, Su-24 cũng khó lòng "trốn thoát" khỏi F-16, tại sao lại như vậy?
|
Bản thân Sukhoi 24 (Su-24) là một trong khoảng 30 chiếc máy bay mà Nga đang triển khai ở Syria. Bên cạnh Su-24 (mà phương tây gọi là Fencer), đóng tại sân bay Khmeimim còn có dòng Su-25 (Frogfoot) và một số máy bay cỡ nhỏ đa dụng như Su-30 và Su-34.
|
Máy bay cường kích Su-24 được trang bị cho không quân Nga từ những năm 1970 với vai trò chủ yếu là không kích với tính chiến thuật nhiều hơn hơn là chiến lược. Điều này cũng có nghĩa là việc nhắm các mục tiêu trên mặt đất của Su-24 phải được thực hiện một cách chính xác - tương tự như A-10 hay Harriers của Mỹ. Đây là vai trò mà máy bay ném bom thông thường không thể thực hiện được.
Với cánh có thể thay đổi góc xếp, Su-24 hoàn toàn linh hoạt vận hành ở nhiều tốc độ bay khác nhau (khá giống với F-14 Tomcat) với ngưỡng cao nhất là 1.550km/giờ khi hoạt động ở cao độ thường và 1.340km/giờ khi bay trên mặt biển.
Vũ khí trang bị chủ yếu trên Su-24 là các loại không đối đất (chủ yếu là bom các loại và tên lửa). Khả năng không đối không của Su-24 chủ yếu dựa vào tên lửa R-73 (AA-11 Archer) với tầm bắn dưới 30km và cơ cấu dẫn đường hồng ngoại. So với AIM-9 Sidewinder mà những chiếc F-16 thường mang theo, R-73 yếu ớt hơn rất nhiều - một phần do vai trò chỉ để "phòng hờ" của nó.
Mặt cắt ngang một chiếc Su-24M. |
Bên trong khoang lái, chiếc máy bay này yêu cầu hai phi công điều khiển ngồi ngang hàng nhau - một kết cấu hiếm thấy trên các máy bay Mỹ (ngoại trừ một vài mẫu từ thời chiến tranh Việt Nam như A-6 Intruder). Trong đó, một người sẽ phụ trách bay và một điều khiển vũ khí.
Thực tế, cũng chính vì những tính năng tối ưu cho việc tấn công mục tiêu trên mặt đất kể trên, không khó để nhận ra rằng Su-24 khá hạn chế về khả năng chiến đấu không đối không. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ rất khó xoay xở khi bị hai chiếc F-16 (do Mỹ cung cấp) tấn công. Dù "cũ kĩ" hơn, những chiếc F-16 (do General Dynamics sản xuất) lại linh hoạt hơn nhiều trong các cuộc không chiến.
Hiện tại, không quân Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu khoảng 240 chiếc F-16, bao gồm 232 chiếc F-16 Fighting Falcon tự sản xuất từ 1984 tới nay và 8 chiếc mua trực tiếp từ Mỹ. Nước này cũng đang sản xuất thêm 30 chiếc F-16 đời mới (Block 50+) đồng thời tiến hành nâng cấp cho các máy bay cũ (từ Block 30/40/50) lên chuẩn mới. Vào lúc này, chỉ có 5 quốc gia trên thế giới có thể (và có quyền) tự sản xuất các dòng F-16 dưới sự cho phép của Mỹ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.