Theo dõi Báo Hànộimới trên

Về nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

Minh Đàm| 19/11/2015 06:45

Xin hỏi, công nghệ nào sẽ được sử dụng để xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận 1 và nhà máy này được thiết kế an toàn như thế nào? Trần Bá Tân (quận Long Biên, Hà Nội)

Xin hỏi, công nghệ nào sẽ được sử dụng để xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận 1 và nhà máy này được thiết kế an toàn như thế nào?
Trần Bá Tân (quận Long Biên, Hà Nội)

Trả lời:


Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 không chỉ là nhà máy ĐHN đầu tiên ở Việt Nam mà còn trên toàn Đông Nam Á. Với vai trò tổng thầu, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) và các công ty thành viên đã giới thiệu cho phía Việt Nam các dự án tham khảo liên quan đến lò phản ứng (LPƯ) VVER (LPƯ nước áp lực) để cân nhắc và triển khai. Loại lò này bao gồm các công nghệ đã được kiểm chứng qua nhiều thập kỷ trong những dự án tiên tiến về an toàn hạt nhân. Trên toàn cầu, hiện 56 LPƯ sử dụng công nghệ này đã và đang vận hành thành công. 30 dự án xây dựng nhà máy ĐHN với LPƯ VVER được triển khai trên toàn thế giới. Trong đó, hai tổ máy đang được xây dựng tại Châu Á (Đài Loan - Trung Quốc và Kudankulam - Ấn Độ). Loại LPƯ này cũng sẽ được ứng dụng tại Nhà máy ĐHN Rooppur - nhà máy ĐHN đầu tiên tại Bangladesh.

Khi thiết kế các nhà máy ĐHN, về nguyên tắc, tất cả các dự án mới nhất đều có thể đứng vững trước những thảm họa thiên tai, nhất là động đất và sóng thần thường xảy ra ở một số quốc gia Đông Nam Á. Một ví dụ tiêu biểu là Nhà máy ĐHN Armenia do Nga xây dựng sử dụng LPƯ VVER-440 có thể vững vàng trong trận động đất mạnh 7 độ richter tại Spiak. Hơn thế nữa, Nhà máy ĐHN Nga hiện đại đã được trang bị để có thể chống chịu các tai nạn nghiêm trọng hơn là máy bay rơi.

Việc xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 dựa trên công nghệ an toàn cao do nhiều yếu tố cấu thành. Yếu tố chính là cơ chế tự bảo vệ của LPƯ, những rào cản an toàn và các kênh an ninh lặp, cũng như ứng dụng hệ thống an toàn chủ động và bị động. Hệ thống an toàn chủ động có thể vận hành khi ít nhất một trong các nguồn điện thay thế hoạt động. Hệ thống an toàn bị động có thể hoạt động độc lập, không cần nguồn điện và không cần sự can thiệp của con người.

Ngoài ra, dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 sử dụng công nghệ của Nga đáp ứng tất cả các yêu cầu an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Thêm vào đó, thời gian vận hành lâu dài, không phát sinh sự cố là một minh chứng khác cho sự an toàn của các nhà máy ĐHN sử dụng công nghệ VVER. Nhà máy ĐHN tại Nga vận hành ổn định và an toàn, được xác nhận bằng kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra bởi các cơ quan độc lập và các tổ chức quốc tế tiến hành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Về nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.