Theo dõi Báo Hànộimới trên

Văn hoá Thăng Long - Hà Nội nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”

LANHUONG| 13/06/2005 18:59

(HNMĐT) - Trải qua những thăng trầm của lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh – Hà Nội, địa danh đã được hun đúc từ khí thiêng dân tộc, là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” từ lâu đã là kinh đô, thủ đô của nhiều triều đại. Đặc biệt, ở đó văn hoá Thăng Long được xây dựng trường tồn gắn với lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của vùng đất Thăng Long ngàn năm  văn hiến.

(HNMĐT) - Trải qua những thăng trầm của lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh – Hà Nội, địa danh đã được hun đúc từ khí thiêng dân tộc, là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” từ lâu đã là kinh đô, thủ đô của nhiều triều đại. Đặc biệt, ở đó văn hoá Thăng Long được xây dựng trường tồn gắn với lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của vùng đất Thăng Long ngàn nămvăn hiến.

Trong việc tạo dựng và pháttriển văn hoá Thăng Long trước hết cần khẳng định vai trò đóng góp của các tầng lớp trong xã hội như sĩ – nông – công – thương Thăng Long – Hà Nội với những sắc thái sinh động, hấpdẫn của dòng văn hoá dân gian chốn kinh kỳ, trong đó có sự đóng góp quan trọng của tầng lớp trí thức (nhân sĩ, quan lại, quí tộc), những người mà bản thân họ là nhân chứng lịch sử.

Đặc biệt đónggóp vào kho tàng văn hoá Thăng long – Hà Nội còn có những vị đứng đầu quốc gia dân tộc. Đó là những bậc quân vương kiêm nhà chính trị, nhà văn – thi sĩ, nhà tư tưởng như Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông thời trung đại, Hồ Chí Minh thời hiện đại… Chính điều này làm cho vị thế của văn hoá Thủ đô được nâng lên một tầm cao hơn là văn hoá Thăng Long – Hà Nội gắn bó máu thịt với từng bước đi củadântộc.

Lịch sử của văn hoá Thăng Long – Hà Nội quathơ văn Lý - Trần là sự khẳng định ý thức tự cường, tính chất nhân văn và tinh thần thượng võ của dân tộc, nó gắn liền với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và những thăng trầmcủa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Đặc với sự hình thành của dòng văn học bác học và sự ra đời của văn tự Nôm thế kỷ XIV-XV trở đi đã một lần nữa nêu cao tinh thần tự tôn và bản sắc văn hoá đại Việt, thể hiện ở những tác phẩm và những công trình mang tính văn hoá rấtcao như bộ Đại Việt sử ký hết sức giá trị của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và cácsử thần nhà Lê; những bách khoa thư đồ sộ củaLê Qúi Đôn, Phan Huy Chú; những tác phẩm uyên bác của Nguyễn Trãi; Bộ luật Hồng Đức… tất cả đều thấm nhuần triết lý sống, triết lý nhân nghĩa của văn hoá Việt.

Đến thế kỷ XVIII, văn hoá Thăng Long lại chứng kiến hàng loạt đỉnh cao văn học viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm dịch…Ngoài ra, còn phải kể đến những công trình kiến trúc văn hoá của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: đó là Kinh thành Thăng Long với tam trùng thành quách cùng nhiều cung điện đài các nguy nga, tráng lệ như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đào tạo các trí thức, hiền nhân quân tử của chốn Thăng Long; chùa Diên Hựu, nơi hội tụ nhiều trường phái kiến trúc Đại Việt – Champa; tháp Báo Thiên, một trongtứ đại khí của đất nước… Những công trình lịch sử văn hoá này đã góp phần tạo thành những giá trị tiêu biểu của văn hoá Thăng Long.

Là nơi tập trung trí tuệ, tinh hoa văn hoá trong cả nước, nền văn hoá Thăng Long – Hà Nội có khả năng tiếp biến cực kỳ mạnh mẽ, cộng với sự hấp thu các yếu tố văn hoá bác họcchốn cung đình, nơi đô thị trong đó bao hàm cả sắc thái văn hoá ngoại lai, đã tạo cho văn hoá Thăng Long – Hà Nội cả một sắc thái đa dạng, phong phú ở cả chất lượng và số lượng. Chính đặc trưng này đã nâng văn hoá Thăng Long – Hà Nội lên tầm cao hơn: Văn hoá Thăng Long – Hà Nội là sự kết tinh văn hoá của các vùng, miền địa phương trong cả nước.

Đó là dòng văn hoá Kinh Bắc đến cùng nhà Lý, dòng văn hoá Sơn Nam Hạ đến cùng nhà Trần, dòng văn hoá xứ Đông đến cùng nhà Mạc, dòng xứ Thanh đến cùng nhà Lê - Trịnh… cùng các dòng văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ sau này là Pháp, Đông Âu, Tây Âu… Tất cả những dòng văn hoá đó hội tụ lại ở Thăng Long – Hà Nội được chắt lọc qua thời gian, qua sự chọn lọc, thẩm thấu trên cơ sở năng khiếu, thẩm mỹ cao của những chủ thể văn hoá chốn thượng kinh mà được nâng lên, làm chau chuốt thêm, mang tính hàn lâm hơn, vừa có tinh hoa văn hoá nhân loại, lại vừa đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Để có được vị thế văn hoá hàng đầu trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Thăng Long – Hà Nội đã không ngừng trăntrở, tự điều chỉnh mình để rồi qua mỗi lần “lột xác” vẫn giữ gìn được những giá trị nhân văn, đồng thời vẫn cộng hưởng được tinh hoa của thời đại mà mỗi tên đất, tên người hay mỗi công trình, góc phố nơi đây còn lưu bao dấu tích để có được một Hà Nội hôm nay - Thủ đô anh hùng, Thủ đô của phẩm giá con người và Thành phố vì Hoà Bình.

Lan Hương

(0) Bình luận
Nổi bật
    Đừng bỏ lỡ
    Văn hoá Thăng Long - Hà Nội nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”

    (*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.