(HNMO) - Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày thông thường và ung thư dạ dày khó phân biệt...
Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày phát hiện khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh và đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.
Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và cơ hội hồi phục thấp, gây tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.
Vì vậy, cách tốt nhất là kiểm soát triệt để các nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiến triển thành ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày mạn tính: có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Những người đã từng cắt bỏ một phần dạ dày do viêm dạ dày mạn cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày sau nhiều năm phẫu thuật. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori : Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tỷ lệ nhiễm bệnh có sự khác nhau về giữa các nước. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.
- Tiền sử gia đình: cha mẹ, anh, chị em, hoặc con cái của một người có tiền sử ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Ăn nhiều đồ nướng, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, thiếu hoạt động thể chất, hoặc béo phì.
Theo ThS. BS. Lê Thị TuyếtPhượng, Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM, một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu. Và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối. Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu toàn diện của y học, nước ta vẫn chú trọng và khuyến khích điều trị kết hợp giữa đông và tây y.
Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, tiệt trừ thành công vi khuẩn H.pylori sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.Tuy nhiên bệnh nhân rất dễ tái nhiễm do vi khuẩn HP tồn tại trong bựa răng, nước bọt, dễ lây nhiễm qua ăn uống.Hy vọng trong một tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra vắc-xin ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.pylori.
Vì vậy, khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét DD-TT, cần tiến hành điều trị sớm và triệt đểbằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết acid. Và trong những trường hợp kháng thuốc này, bác sĩ bắt buộc phải phối hợp thêm nhiều kháng sinh. Theo đó phải sử dụng phối hợp và đúng liều 2 kháng sinh hiệu quả và ít bị kháng thuốc trong cộng đồng tối thiểu trong 7 ngày; có thể phải kết hợp với các thuốc kháng tiết axít mạnh để tạo điều kiện tối ưu cho kháng sinh phát huy tác dụng.
Còn với các loại thuốc nam như cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… lại có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị, dự phòng.
GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim....
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam (Viện HLKHCNVN) đã công bố kết quả chế tạo thành công nano curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, với sinh khả dụng từ 85-95%, mang lại hiệu quả điều trị gấp 40-50 lần tinh nghệ thường. Vì vậy, nó có ưu thế hơn hẳn tinh nghệ thông thường mà dân gian hay sử dụng.
GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội khẳng định, nano curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Và hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã chuyển giao Nano Curcumin cho Công ty Dược Mỹ phẩm CVI đưa ra thị trường với tên gọi CumarGold. Hiện nay trên thế giới mới chỉ có gần chục sản phẩm được chiết xuất Curcumin từ cây nghệ vàng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.