Theo dõi Báo Hànộimới trên

Từ sắc đỏ Trường Thành đến phố Đông Thượng Hải

NGOHUONG| 16/07/2007 10:44

(HNMĐT) - Đến Trung Quốc hái đào trường thọ, đến Trung Quốc khám phá Tử Cấm Thành, đến Trung Quốc để thành hảo hán và đến Trung Quốc để mà mua mà sắm… Đó là những lời quảng cáo của các nhà làm du lịch, nghe thật thú vị và hấp dẫn biết nhường nào.

Vạn Lý Trường Thành

(HNMĐT) - Đến Trung Quốc hái đào trường thọ, đến Trung Quốc khám phá Tử Cấm Thành, đến Trung Quốc để thành hảo hán và đến Trung Quốc để mà mua mà sắm… Đó là những lời quảng cáo của các nhà làm du lịch, nghe thật thú vị và hấp dẫn biết nhường nào.

Sắc đỏ Trường Thành

Đúng ngày đến Bắc Kinh Thủ đô của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi được biết tại Vạn Lý Trường Thành - một kỳ quan duy nhất có thể nhìn bằng mắt thường từ vệ tinh, nơi chúng tôi đến thăm vào ngày hôm sau, đang diễn ra một màn múa quạt đặc sắc, hoành tráng, với sự tham gia biểu diễn của 5.300 tình nguyện viên cùng 5.300 chiếc quạt màu đỏ , để cổ động cho sự kiện Trung Quốc đăng cai thế vận hội (Olympic) 2008. Màn trình diễn này đã được người Trung Quốc gọi với cái tên thân quen là “Sắc đỏ Trường Thành”.

Đến Trung Quốc ghi nhận đầu tiên của bất kỳ ai đều thấy rõ, cùng với sự bao la, rộng lớn của một đất nước hùng vĩ là sự hoành tráng, hiện đại và cổ kính của những công trình, mà không thể gọi với bất kỳ một cái tên nào khác, ngoài tên gọi kỳ quan.


Một Cố Cung (Tử Cấm Thành) nguy nga, lộng lẫy được xây dựng từ thời nhà Minh do vua Chu Đệ khởi xướng từ năm 1406 và 14 năm sau (1420) mới hoàn thành. Tử Cấm Thành có 9999,5 gian điện, đó là Điện Thái Hoà, Điện Giao Thái, Càn Thanh Cung, Côn Minh Cung… Chỉ riêng quảng trường Điện Thái Hoà đã rộng tới 20.000m2 . Tính đến nay Cố Cung đã tồn tại 600 năm và là kỳ quan được bảo quản, tôn tạo hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Dĩ nhiên đi đôi với các cung điện được xây dựng bề thế, nguy nga là một hệ thống cửa, quảng trường cũng được xây dựng bề thế, hoành tráng như Đại Tiền Môn, Ngọ Môn, Hậu Môn… và sừng sững, bao la, rộng lớn nhất vẫn là quảng trường Thiên An Môn, có sức chứa hơn 1 triệu người. Người dân Trung Quốc luôn tự hào với Thiên An Môn là quảng trường lớn nhất thế giới. Đó là chưa nói đến đường phố Tràng An, một con đường ở trung tâm thành phố Bắc Kinh dài tới 50 km. Còn Di Hòa Viên, mà mọi người thường gọi là Cung điện mùa hè, một công trình rộng tới 290 ha, nơi có cung Từ Hy, Thọ Lão Đường, Hồ Côn Minh…mà ai đã đến đây, dù một lần, cũng chẳng bao giờ quên được cái hành lang ngoài trời nguy nga ,tráng lệ… xây dựng từ thời vua Càn Long, mà đến nay vẫn giữ kỷ lụcthế giới, với chiều dài 728m và 8.000 bức tranh được vẽ trên hành lang, vẫn được gìn giữ hoàn chỉnh. Muốn thăm hết Di Hòa Viên, theo hướng dẫn viên du lịch Tân Minh Phong cho biết, phải mất đến 3 tháng trời, vì nó quá rộng.Nằm về phía Bắc cách thành phố Bắc Kinh 70km là một kỳ quan mà ai chưa đến đó thì chưa thể nói đã đến Bắc Kinh, đến Trung Quốc. Đó là Vạn Lý Trường Thành - một kỳ quan có một không hai, vừa được công nhận một trong bảy kỳ quan của thế giới. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời nhà Tần 221 năm trước Công Nguyên, nằm cheo leo trên các dãy núi chạy dàitới hơn 6.000km.Đây là một công trình không những thể hiện sức mạnh của nhà Tần lúc bấy giờ mà còn thể hiện sự bền bỉ,sức dẻo dai của người dân lúc đó. Với tầm vóc đồ sộ, hùng vĩ, kỳ quan Vạn Lý Trường Thành thách thức mọi sự chinh phục của bất cứ ai. Chả thế mà người Trung Quốc thường nói: “Bất đáo trương thành phi hảo hán” nghĩa làChưa đến Trường Thành chưa thành anh hùng và nếu muốn đi hết Vạn Lý Trường Thànhphaỉ mất tới 3 năm.


Bắc Kinhmùa lá đỏ, những cây lá đỏ, lá Phong… trải dài theo các con đường trên các vành đai, càng tôn thêm vẻ rực rỡ của một thành phố cổ kính và hiện đại.

Rời trung tâm TP, xe chúng tôi tiến lên phía Bắc. Những hàng cây Bạch dương, Tùng, Bách… xanh tươi chạy dài hai bên đường sừng sững, hiên ngang trước những đợt gió mùa đang tràn về từ phương Bắc. Người Bắc Kinh rất yêu quý và chăm chút cho những cây Bạch dương, bởi Bắc Kinhchỉ cách sa mạc GoBi (Nội Mông) có 200 km. Hàng năm cứ đến mùa xuân (tháng 5) là những trận bão cát từ phía Bắc tràn về. Những hạt cát, những đám mây cát, tràn về theo gió, phủ khắp đường sá, cây cối…cả thành phố phủ đầy một màu vàng. Vẫn theo hướng dẫn viên du lịch, có những trận mưa cát chỉ một đêm đã trút xuống TP Bắc Kinh tới 30 tấn cát. Vì vậy nếu không có những hàng Bạch dương ngăn chặn, chở che, thì TP Bắc Kinh làm sao tồn tại ?

Phố Đông Thượng Hải

Đến Trung Quốc muốn tìm hiểu lịch sử 2000 năm thì đến thành phố cổ Tây An, 1000 năm thì đến Bắc Kinh và 100 năm thì đến Thượng Hải. Đó làcách nói của người Trung quốc. Dĩ nhiên Thượng Hải không phải chỉ mớihình thành100 năm nay, mà người Trung Quốc muốn nói rằng 100 năm lại đây Thượng Hải đã phát triển vô cùng nhanh chóng.

Nếu đặc trưng ấn tượng của Thủ đô Bắc Kinh là những hàng cây Bạch Dương, cây lá Phong, cây lá đỏ, thì ở Thượng Hải là cây Ngô Đồng và cây Long Não. Nếu như ở Bắc Kinh đã có rất nhiều khu nhà cao tầng được xây dựng hài hoà giữa lối kiến trúc hiện đại với phong cách truyền thống, thì ở Thượng Hải số lượng nhà cao tầng còn có nhiều gấp mấy lần và cao tầng hơn rất nhiều. Chỉ tính những khu nhà được gọi là cao tầng (từ 18 tầng trở lên) Thượng Hải đã có tới 2000 công trình. Đến Thượng Hải, hỏi bất kỳ người dân nào ở đây về niềm tự hào về thành phố của mình là gì? Sẽ có một câu trả lời chung và duy nhất đó là Bến Thượng Hải với khu phố Đông cùng những công trình tháp Truyền hình Minh Châu với chiều cao 468 m, khu nhà Kim Mậu Đại Hà cao nhất Trung Quốc tới 88 tầng. Người Thượng Hải kể rằng trước đây, khu Đông Thượng Hải còn nghèo nàn, hoang vắng, nhưng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, lại là nơi đăng cai tổ chức APEC, với chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, thì bên bờ sông Hoàng Phố, Bến Thượng Hải đã bừng tỉnh, vươn mình với khu Phố Đông sầm uất, nguy nga, tráng lệ… Chỉ có một điều suy tư nho nhỏ, khi đến không chỉ ở thành phố Tô Châu ở Giang Tô, Hàng Châu ở Chiết Giang mà ngay cả ở Thượng Hải, từ những ngôi nhà cổ hay những căn hộ ở những toà nhà cao tầng, hiện đại của người dân đang sử dụng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì những thói quen, hay vì bất khả kháng, mà việc phơi quần áo, chăn màn… đều được phơi bầy trước bàn dân thiên hà, thật sự phản cảm. Đó là chưa nói đến trong những dòng xe ôtô tấp nập ngược xuôi, ngoài những chiếc xe đạp, xe đạp điện làm sạch đẹp môi trường, thì những chiếc xe lôi đạp (ba bánh) cũ kỹ dùng để chở hàng, hoặc sử dụng trong việc buôn bán trên các hè phố, quả thật khó chấp nhận.

Muốn ăn ngon hãy đến Quảng Châu và khi chết hãy đến Liễu Châu. Đó là cách nói của người Trung Quốc, bởi gỗ ở Liễu Châu là tốt nhất cho việc làm các sản phẩm bằng gỗ. Còn không biết món ăn Quảng Châu ngon đếncỡ nào, chứ từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, từ Tô Châu đến Hàng Châu chúng tôi tạm rút ra kết luận : “Phi xì dầu bất thành món ăn Trung Quốc”, còn ai muốn hiểu thế nào cũng được.

Đã từ lâu được nghe kể nhiều về chuyện đi tàu hỏa ở Trung Quốc. Chỉ riêng những chuyện về Chủ tịch Mao Trạch Đông đi thăm, làm việc ở các địa phương hoặc nghỉ mát cũng thường đi bằng tàu hoả đã gợi chí tò mò của những người đi du lịch chúng tôi. Vì vậy, kết thúc tour du lịch ở Trung Quốc, chúng tôi đã được toại nguyện, thưởng thức việc đi tàu hoả từ Thượng Hải về Bắc Kinh. Quả trăm nghe không bằng một thấy. Quãng đường dài trên 1.000km, vậy mà chỉ qua một đêm chúng tôi đã có mặt ở Bắc Kinh. Trong suốt hơn một tuần từ Bắc Kinh đến Tô Châu, Hàng Châu, Thượng Hải…tôi chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp với những cô gái Trung Quốc vì bất đồng ngôn ngữ, và lẽ dĩ nhiên lại càng chưa hiểu rõ về tính cách và nhận thức của họ. Thế nhưng chỉ qua một chuyến tàu hoả, không thể nói tôi đã biết nhiều về những người phụ nữ Trung Quốc, nhưng rõ ràng đãphần nào thấy được tinh thần và trách nhiệm phục vụ của những nhân viên đường sắt Trung Quốc. Một chi tiết nhỏ, về ban đêm, trong khi chúng tôi đã yên vị trên các giường nằm êm ấm thì các cô nhân viên vẫn không ngừng nhẹ nhàng đi lại canh giấc cho chúng tôi. Đôi lúc có lẽ vì mệt mỏi hoặc quá buồn ngủ, các cô cũng chỉ ngồi xuống ghế thư giãn đôi chút. Hình ảnh những cô gái nhân viên đường sắt TrungQuốc làm nhiệm vụ trên chuyến tàu hôm đó, đã để lại trong tôi những hình ảnh đẹp. Đó là chưa nói đến sự an toàn tuyệt đối và sự yên tĩnh, êm ái đến kỳ lạ của đoàn tàu lao đi trong đêm với tốc độ 100 đến 160 km/giờ.

Giải thích vì sao tàu hoả Trung Quốc chạy nhanh và êm như vậy? Một thành viên trong đoàn du lịch chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Văn Chương cho biết: “Đó là do cùng với nền đường tốt, bằng phẳng, khổ đường 1m4, các đường ray lại được nối liền với nhau bằng những mối hàn với những công nghệ cao và đặc biệt là sự giản nở chỉ theo chiều ngang của đường ray đã không tạo sự gập ghềnh ồn ào khi chạy”. Rõ ràng công nghệ cao và tinh thần phục vụ hết mình của những nhân viên trên tàu đã tạo nên hình ảnh đẹp của Ngành Đường sắt Trung Quốc trong lòng những du khách.

Khi rời Bắc Kinh kết thúctour du lịch mà Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức cho chúng tôi, chiếc đồng hồ điện tử chạy ngược chỉ thời gian đến ngày thế vận hội (Olympic) 2008 ở Bắc Kinh đangchỉ ở con số 15h 15’15”.

Vũ Đình Quý

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ sắc đỏ Trường Thành đến phố Đông Thượng Hải

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.