Ta hãy cùng xem xét, tìm hiểu: Trên thế giới, qua khảo cổ học, ta biết rằng nghề dệt nói chung đã có từ thời kỳ đồ đá mới, cách đây 5.500 năm. Nghề dệt lụa phát triển ở vùng Châu á, đến mức hình thành "con đường tơ lụa" nổi tiếng từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên để giao thương từ Đông sang Tây.
Sự xuấ
Tại Việt Nam, nghề dệt lụa có từ lâu đời. Theo truyền thuyết lịch sử: Đời Hùng Vương thứ VI, có nàng công chúa xinh đẹp Hoàng Phủ Thiều Hoa là người đầu tiên phát hiện ra giống bướm nâu đẻ nhiều trứng (gọi là con ngài) sinh ra loài tằm ăn lá dâu nhả ra tơ. Công chúa đã đến vùng Cổ Đô, Vân Sa (Ba Vì-Sơn Tây): để nuôi dạy cho dân làng biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Sau đó truyền bảo cho 60 dân làng xung quanh. Nghề này dần dần truyển sang các vùng Hà Tây, Nam Hà, Thái Bình Dương ngày nay.
Bà Nguyên Phi ỷ Lan đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072): vốn là cô gái hái dâu chăn tằm, dệt lụa thuộc vùng đất cổ Thuận Thành-Bắc Ninh. Khi được đưa vào cung vua, bà đã lập xưởng dệt của Nhà nước ở kinh đô để chuyên dệt lụa.
Một số vùng đến nay vẫn còn thờ các vị tổ nghề canh cửi như Thành hoàng ở Vạn Phúc (Hà Tây). Tổ sư nghề dệt gấm Trần Quý khoảng làng La Khê, Tổ sư nghề dệt lượt: Trạng Bùng-Phùng Khắc Khoan thời Lê-Trịnh (Hà Tây). Tại ngôi đền làng Đại Lan thuộc huyện Thanh Trì còn pho tượng gỗ thờ bà Đại Lan thuộc huyện Thanh Trì còn pho tượng gỗ thờ bà chúa nghề tơ tằm thời Lê Trung Hưng (1533-1788) nay pho tượng được chuyển vào làng vì đất bờ sông lở, sụt.
Lụa tơ tằm thuốc loại quý, bởi lẽ kỹ thuật chăm tằm, ươm tơ, dệt lụa thật lắm vất vả công phu, nhiều sự kiên nhẫn. Dệt lụa để vẽ lại càng khó hơn.
Cấu tạo chất nền lụa, quyết định thủ pháp biểu đạt thích hợp để dẫn đến sự thành công hoặc thất bại của bức tranh lụa. Ta biết cấu trúc của sợi tơ tằm khác với sợi vải. Sợi vải là đơn tuyến, còn sợi tơ tằm là đa tuyến.
Từ sợi khởi nguyên mà mỗi con tằm rút ruột nhả ra, ban đầu được ươm về từ 7-8 con kén (cho loại lụa mặc thông dụng) và từ 15-30 con kén cho loại lụa để vẽ tranh hội hoạ. Khi đưa mắc thành cửi và thăm, luôn qua go, chải, lại chập, đậu từ 3-4 sợi tơ nguyên khai vào làm một của sợi dọc. Sợi ngang cũng chập từ 3-4. Vậy nền lụa được tạo thành bởi những sợ tư thứ phát, được chập, đậu từ 30-40 hoặc hơn nữa từ sợi tơ khởi nguyên. Kỹ thuật này đã tạo nên ganh, nên thớ dọc, ngang của chất nề lạu thật hấp dẫn.
Tạo ra độ nhoè, độ đanh, độ hút mầu, độ đằm sâu của chất nền lụa là do kỹ thuật chọn kén, kỹ thuật ươm tơ (loại tơ lấy ở lớp ngoài, lớp giữa, hay lớp trong của vỏ con kén) cộng với kỹ thuật hồ sợi và kỹ thuật dệt quyết định: chưa kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời tiết: lúc lạnh, khô, lúc nóng, ẩm cùng tác động đến chất nền lụa.
Hiện nay, dệt lụa tơ tằm dùng để vẽ tranh hội hoạ cho các hoạ sĩ ở thủ đô Hà Nội và một vài nơi khác chủ yếu là dân ở vùng Hà Nam. Với hai làng Quan Phố và Nhai Xá thuộc huyện Duy Tiên vẫn kiên trì bảo tồn việc dệt lụa về từ khi được các hoạ sĩ vẽ lụa vốn quê gốc ở vùng này tìm đến đặt hàng. Nghề dệt lụa vùng này có từ đời nhà Trần do danh tướng Trần Khánh Dư về đây cư trú và truyền dạy cho dân làng.
Làng Vạn Phúc (Hà Tây) chỉ dệt lụa cải hoa. Còn dệt lụa trơn lại là vùng Duy Tiên, Hà Nam. Với hai làng Nhai Xá, Quan Phố, rất nổi tiếng. ở đây phải kể đến gia đình vợ chồng bà Phạm Thị Vụ, ông Nguyễn Đình Hoè, đã tiếp nhận, khai triển và nâng cao việc dệt "lụa về" đầu tiên ở vùng dâu tằm ven sông Hồng thuộc xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Lụa tơ tằm là chất liệu quý của Việt Nam. Hình như chỉ có hoạ sĩ Việt Nam vẽ lụa theo mỹ cảm hội hoạ. Chất nền lụa phù hợp với sự biểu cảm tâm hồn của hoạ sĩ á Đông với đề tài trữ tình, dung dị, đầy chất thơ, với lối xây dựng, bố cục hình tượng nghệ thuật khái quát, ước lệ cao. Song lụa cũng có khả năng thể hiện những khía cạnh sâu sắc, sống động của đời như đề tài lịch sử, chiến tranh, chân dung, phong cảnh, tĩnh vật.
Dù vẽ lụa với bút pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa thì vẫn phải khai thác triệt để - đến cùng cực-cái lợi thế của chất nền lụa với lượng nước, lượng màu đúng độ. Phải khoẻ được chất nền lụa với những thớ, những ganh dọc, ngang ống mượt, hấp dẫn. Nếu không nó sẽ lạc sang chất liệu khác, thể loại khác. Chât liệu lụa vẽ ta làm ra được, nó chứa đầy những yếu tó biến ảo ngẫu hứng và bất ngờ. Hạ bút vẽ sai là không sửa được.
Lụa là chất liệu khó tính, nó kén chọn những ươm dệt, người vẽ tranh và cả người thưởng ngoạn.
Từ chất lụa tơ tằm làng quê, nền hội hoạ Việt Nam thế kỷ XX đã tạo ra được những thế hệ hoạ sĩ tài năng vẽ lụa, khẳng định vị thế, uy tín của tranh lụa đối với thành danh với những cuộc triển lãm chuyên vẽ tranh lụa ở trong nước và ngoài nước như: Cố hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là người có công đầu tiên trong nghệ thuật vẽ tranh lụa, tiếp đến là các hoạ sĩ Nguyễn Thụ. Mai Long. Phạm Thanh Liêm, Tô Liên, nữ hoạ sĩ Kim Bạch, Nguyễn Yến Nguyệt.
Ta có cơ sở để tin rằng; sẽ mãi mãi lưu truyền và phát triển chất liệu lụa Việt Nam và nghệ thuật tranh lụa Việt Nam.
Phạm Thanh Liêm
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.