Theo Đông y, diếp cá có tính ấm mát, hơi lạnh, cay... Tác dụng giải nhiệt chống viêm, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, giảm đau... Được dùng tươi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Các thực nghiệm dược lý hiện đại cũng đã chứng minh diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng, lợi tiểu...
Theo Đông y, diếp cá có tính ấm mát, hơi lạnh, cay... Tác dụng giải nhiệt chống viêm, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, giảm đau... Được dùng tươi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Các thực nghiệm dược lý hiện đại cũng đã chứng minh diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng, lợi tiểu...
Mụn nhọt sưng đỏ: Lấy vài lá diếp cá rửa sạch, giã nát, khi đi ngủ rịt vào mụn nhọt băng lại, sáng dậy bỏ ra, làm vài lần đến khi khỏi; kinh nguyệt không đều: lá diếp cá 30 - 40g sắc uống thường xuyên.
Sốt rét: Lá diếp cá hai nắm, giã nhỏ, dùng vải bọc lại, xát khắp người vào lúc sắp lên cơn sốt rét, giúp ngủ được và ra mồ hôi; táo bón: lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10-12 phút, sau đó uống thay trà.
Trẻ lên sởi: Lấy một nắm rau diếp cá nguyên cây, sao sơ, sắc uống; quai bị: lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn đắp lên quai hàm, băng lại cố định, mỗi ngày làm hai lần.
Ho gà: lá diếp cá tươi 50g nấu đặc uống thay trà từ 5-10 ngày liền; vú sưng đau, tắc sữa: diếp cá khô nguyên cây 20g, táo đỏ 10 trái. Cho hai thứ vào nồi, đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều ba lần uống trong ngày.
Tiểu buốt, tiểu dắt: rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống; sốt xuất huyết: lấy lá diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực, mỗi thứ 100g, sắc lấy nước uống trong ngày.
Đau bụng, đại tiện nhiều lần, ra máu: Lá diếp cá 50g sắc uống hàng ngày...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.