Nghĩ trái cây tươi tốt cho sức khỏe trẻ em, nhiều bà mẹ cho con ăn quá nhiều hoặc quá sớm, khiến trẻ phát bệnh.
Tại phòng khám của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các bác sĩ đã gặp khá nhiều trường hợp trẻ bị tiêu chảy dài ngày, sau khi uống đủ loại thuốc để điều trị, tình trạng tiêu chảy vẫn không đỡ khiến trẻ gầy rộc, suy dinh dưỡng.
Vàng da vì hoa quả
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, có những trẻ mới 9 tháng tuổi nhưng mỗi ngày, người mẹ cho uống hết một quả cam vắt và ăn thêm sinh tố trái cây xay tổng hợp các loại khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
Có trẻ đến khám với nước da vàng ệch, dù đã xét nghiệm rất nhiều vẫn không tìm ra bệnh. Nguyên nhân chỉ vì bà mẹ nghe nói cà rốt tốt nên ngày nào cũng cho trẻ vừa uống nước ép cà rốt vừa ăn cháo nghiền cà rốt.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khuyên, cũng như với các loại thực phẩm khác, việc cho trẻ ăn hoa quả nên bắt đầu từ từ: ngày đầu tiên cho trẻ ăn một muỗng cà phê và mỗi ngày tăng dần số lượng. Cần quan sát sau khi trẻ ăn trái cây để thấy trẻ không bị dị ứng hay có bất kì phản ứng thay đổi không có lợi nào.
Những năm đầu đời, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại quả được nhập khẩu từ nước ngoài bởi rất có thể trẻ sẽ bị dị ứng. Với các trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây được xắt miếng nhỏ để trẻ có thể dễ dàng nhai. Nên cho trẻ ăn trái cây trước khi ăn bữa chính từ 30 phút đến 1 giờ.
Không dùng thay nước lọc
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với trẻ 2 - 3 tuổi, nên cho uống 1/2 cốc mỗi ngày, trẻ từ 4 tuổi trở lên 3/4 cốc mỗi ngày. Trong nước trái cây trẻ uống rất giàu calo, nếu uống quá nhiều lượng calo dư thừa trở nên tác dụng ngược bởi nó có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh béo phì. Trẻ uống quá nhiều nước trái cây có thể gây ra chứng tiêu chảy mãn tính, bị đầy hơi và đau bụng vì lượng carbonhydrate trong nước trái cây được cung cấp quá nhiều dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải.
Một lý do không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ép trái cây là dù tự nhiên nhưng lượng đường trong nước trái cây luôn chiếm tỷ lệ cao, có thể dẫn đến sâu răng cho trẻ.
Không nên sử dụng nước trái cây để thay thế cho nước uống và toàn bộ các loại rau và trái cây bởi cơ thể trẻ ngoài việc được cung cấp lượng nước cần thiết cũng cần có lượng chất xơ nhất định để giữ cho hệ thống tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.
Nên dùng ngay sau khi chế biến
Đa số các loại trái cây sẽ đạt hương vị ngon nhất khi chín muồi, nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng. Tuy nhiên, nếu trái cây đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu, thành phần chất dinh dưỡng có thể thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt. Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate… có thể mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ. Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ. Vì vậy, cần lựa chọn trái cây tươi và nên ăn sớm, gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay. Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn.
Các sản phẩm nước trái cây cũng có thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa như nước trái cây chưa được tiệt trùng hoàn toàn; trong quá trình đóng hộp, vận chuyển, cất giữ dần dần sẽ nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tiêu chảy, đau bụng thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Hoặc khi chế biến nước trái cây ở nhà, có thể các loại vi khuẩn có sẵn ở vỏ trái cây, ho.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.