So sánh giữa gửi tiết kiệm và đóng bảo hiểm nhân thọ
Các nhà băng gần đây đồng loạt tung những sản phẩm tiền gửi nhắm tới đối tượng trẻ em. Hầu hết đều cho phép trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi (có nơi cho phép đến dưới 18 tuổi) đã có thể đứng tên sổ tiết kiệm. Bố mẹ có thể tùy ý gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào.
Mốt mở sổ tiết kiệm mang tên con đang "nở rộ". Ảnh minh họa: RecordDaily. |
Chị Dương (Đông Tác, Đống Đa, Hà Nội) đã nghĩ đến chuyện tiết kiệm cho con gái ngay sau khi sinh nở. "Không chỉ tiền bố mẹ tiết kiệm cho con mà người thân, họ hàng cũng có thể chuyển khoản tặng cháu. Như vậy không lo bố mẹ 'nhỡ tay' tiêu mất", chị Dương cho biết.
Nhiều phụ huynh khác cũng lựa chọn cách này để tích lũy cho con cái thay vì đóng bảo hiểm nhân thọ. Anh Ngọc (Phúc Tân, Ba Đình, Hà Nội) cho rằng cách gửi này linh hoạt hơn rất nhiều bởi anh không nhất thiết phải đóng tiền theo tháng hoặc theo năm như bảo hiểm nhân thọ, lãi suất lại cao hơn. "Mua bảo hiểm thì sẽ được lợi trong trường hợp nảy sinh rủi ro nhưng tâm lý mình vẫn thích thiên về tiết kiệm hơn".
So sánh giữa gửi tiết kiệm và đóng bảo hiểm nhân thọ
Mở sổ tiết kiệm mang tên con | Bảo hiểm nhân thọ | |
Quyền lợi, lợi ích | - Lập khoản tiết kiệm - Dạy con bài học đầu đầu về quản lý tài chính | Nếu xảy ra rủi ro cho bố/mẹ, con cái được hưởng quyền lợi của hợp đồng |
Lãi suất | Cao hơn bảo hiểm nhân thọ nhưng thấp hơn tiền gửi thông thường | Thấp hơn lãi suất thông thường. Rủi ro nếu lạm phát quá lớn. |
Tính linh hoạt | - Gửi tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào - Tất toán sổ chỉ phải chịu lãi suất không kỳ hạn với kỳ mới nhất | - Chỉ được gửi theo tháng hoặc năm. - Tất toán hợp đồng phải chịu ràng buộc nhiều chi phí |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.