(HNM) - Lâu nay, nhiều người vẫn đưa ra những từ ngữ gây tranh cãi trên công luận và ngoài dư luận. Ví dụ như “giảm thiểu”, “giảm tối đa”... Không bàn về mặt ngữ nghĩa , nhưng chỉ biết một điều, ai cũng hiểu rằng, đó là giảm đến mức thấp nhất có thể.
(HNM) - Lâu nay, nhiều người vẫn đưa ra những từ ngữ gây tranh cãitrên công luận và ngoài dư luận. Ví dụ như “giảm thiểu”, “giảm tối đa”... Không bàn vềmặt ngữ nghĩa , nhưng chỉ biết một điều, ai cũng hiểu rằng, đó là giảm đến mức thấp nhất có thể.
Hiểu thì hiểu thế, nhưng vẫn còn nhiều người chưa làm được như thế hoặc không muốn làm. Ví như từ “lương tối thiểu” chẳng hạn. Lương tối thiểu lâu nay vẫn được coi là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Trong một xã hội, mức an sinh xã hội được thực hiện tốt, người ta sẽ không phải tính toán đến lương tối thiểu. Vì ở đó, nếu người lao động không được trả mức lương để có thể bảo đảm cuộc sống thì sẽ không làm việc.
Riêng tại Việt Nam, theo đánh giá của nhiều chuyên gia về tiền lương, tiền công, mức lương tối thiểu còn quá thấp so với mức sống tối thiểu của người lao động, bởi nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt mà ít chú ý tới lợi ích lâu dài. Theo những nghiên cứu của nhiều chuyên gia, quan hệ lao động, tiền lươngcó vòng xoáy đi lên và vòng xoáy đi xuống của nó. Nghĩa là, nếu doanh nghiệp trả lương cao, biết quan tâm tới nhân viên thì nhân viên sẽ phấn khởi làm việc, chăm lo nhiều hơn tới lợi ích doanh nghiệp, nhờ đó mà doanh nghiệp đã phát triển càng phát triển, người lao động lương đã cao lại càng cao hơn. Ngược lại, mức lương thấp sẽ khiến không khí lao động kém sôi động, và đương nhiên, doanh nghiệp sẽ rơi vào vòng xoáy đi xuống.
Đi lên hay đi xuống, tối thiểu hay tối đa, điều đó doanh nghiệp phải tự lựa chọn chứ không thể lấy theo mức lương tối thiểu quy định, dù rằng có thể sắp tới lương tối thiểu sẽ tiếp tục tăng. Và chắc chắn, doanh nghiệp hiểu hơn ai hết về cái vòng xoáy của sự phát triển này.
Người Lao Động
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.