Chính phủ vừa giao Bộ LĐ-TB&XH là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình phái cử ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản năm 2012. Ứng viên điều dưỡng sẽ làm việc ba năm với mức lương 130.000 - 140.000 yên/tháng (34-37 triệu đồng/tháng) và ứng viên hộ lý làm việc 4 năm tại Nhật Bản mức lương 140.000 - 150.000 yên/tháng (37- 40 triệu đồng/tháng).

*Chính phủ vừa giao Bộ LĐ-TB&XH là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình phái cử ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản năm 2012. Ứng viên điều dưỡng sẽ làm việc ba năm với mức lương 130.000 - 140.000 yên/tháng (34-37 triệu đồng/tháng) và ứng viên hộ lý làm việc 4 năm tại Nhật Bản mức lương 140.000 - 150.000 yên/tháng (37- 40 triệu đồng/tháng). NLĐ phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (gồm cả thời gian tập sự 9 tháng).

*Theo Tổng cục Dạy nghề, qua 5 năm triển khai Luật Dạy nghề, mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp ở 63 tỉnh, thành phố. Hiện cả nước có 136 trường cao đẳng nghề, 307 trường trung cấp nghề, 849 trung tâm dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở khác tham gia dạy nghề, tăng 1,5 lần so với năm 2006. Có 1,35 triệu người được tuyển mới học cao đẳng nghề, trung cấp nghề và hơn 6,85 triệu người học sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng).

*Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành công văn số 2761 yêu cầu các đơn vị tổ chức rà soát, kiểm tra, quản lý các đối tượng người nước ngoài làm việc tại các tỉnh, TP, đặc biệt với việc hành nghề y dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại VN, làm việc trong lĩnh vực giáo dục, thực hiện nuôi trồng và thu mua thủy, hải sản tại khu vực biên giới …. Các đơn vị liên quan có nhiệm vụ nắm bắt các nhu cầu sử dụng người nước ngoài, báo cáo về bộ, để rà soát trước ngày 30-9-2012.

*Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ở Việt Nam số sinh viên học ĐH, CĐ chiếm tỷ lệ nhiều hơn học sinh đào tạo nghề bậc trung cấp. Cụ thể có 60% thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ trong số 800.000 học sinh tốt nghiệp THPT mỗi năm. Vì vậy, sẽ mất cân đối nguồn nhân lực trong tương lai. Theo các chuyên gia, cần quan tâm đầu tư cho công tác dự báo nguồn nhân lực từng lĩnh vực ngành nghề để tổ chức đào tạo các bậc học hợp lý.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.