Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tiết kiệm hay “móc túi” khách hàng?

Người Quản lý| 10/11/2011 07:13

(HNM) - Từ tháng 10-2011, có nhà mạng đưa ra


Người ta đã thử làm phép tính chi tiết: Mỗi thuê bao trả sau, trung bình một ngày có khoảng trên, dưới 20 cuộc gọi (vì thế người ta mới dùng trả sau), tiền tiết kiệm được của nhà mạng khi không in bảng kê chi tiết là hơn 1.000 đồng/khách hàng. Với hàng triệu thuê bao trả sau thì số tiền tiết kiệm mỗi tháng sẽ tới hàng tỷ đồng, mỗi năm sẽ là hàng chục tỷ đồng. Chưa hết, bây giờ nếu khách hàng muốn có bảng kê chi tiết cuộc gọi lại phải ra điểm giao dịch nộp thêm khoản phí là 2.000 đồng. Tính ra, khoản này nhà mạng cũng thu lời kha khá... Thế là lãi đơn lãi kép. Nhưng, hưởng lợi thì chỉ có nhà mạng, còn phần thiệt tất nhiên thuộc về khách hàng. Nghĩ ra "cao kiến" như thế quả là đáng nể, nhưng quan trọng là đối chiếu với hợp đồng của nhà mạng với khách hàng thì cách làm trên là vi phạm những điều khoản hai bên đã ký kết. Thí dụ, trong một điều khoản của hợp đồng đã nêu: "Hằng tháng, bên A (tức khách hàng) thanh toán cước phí sử dụng dịch vụ theo bảng kê và hóa đơn cước do bên B (nhà mạng) cung cấp". Một điều khoản khác: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng thanh toán cước, nhà mạng có trách nhiệm gửi thông báo cước (nếu bên A yêu cầu) đến địa chỉ mà bên A đăng ký. Trách nhiệm của nhà mạng cũng đã in rõ trong hợp đồng: Cung cấp cho bên A hóa đơn thanh toán cước sử dụng, bảng kê chi tiết cước hằng tháng... Hợp đồng là thế nhưng nhà mạng chẳng cần hỏi xem ý kiến khách hàng thế nào về việc dừng gửi bảng kê chi tiết các cuộc gọi và rụp một cái cắt luôn. Được hưởng lợi từ việc ấy như thế, làm càng sớm càng tốt là đúng rồi, nhưng liệu họ có biết việc làm của mình là vi phạm hợp đồng. Trong hợp đồng mà họ đã ký kết với khách hàng còn có một điều khoản: "Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản cam kết trong hợp đồng. Phụ lục hợp đồng (nếu có) là một phần không thể thiếu của hợp đồng. Hợp đồng và phụ lục này có thể được xem xét và sửa đổi bổ sung theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Việc sửa đổi, bổ sung phải được lập thành văn bản, có chữ ký đại diện hợp pháp của các bên".

Như vậy đâu phải nhà mạng thích làm gì thì làm miễn sao có lợi cho mình? Hay họ nghĩ các "thượng đế" chịu thiệt quen rồi và quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm cũng là chuyện thường ngày, chẳng có ai quan tâm?

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Tiết kiệm hay “móc túi” khách hàng?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.