(HNM) - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa tiếp nhận mẫu vật loài cá mặt trăng đuôi nhọn đặc biệt quý hiếm - do người dân xã Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh bắt được tại biển Đông để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày sau này.
Cá thể cá mặt trăng đuôi nhọn này nặng 30,5kg, dài khoảng 80cm, có hình thù rất kỳ lạ, mình dẹt, bản tròn, đuôi ngắn, không có vẩy; mang, mắt, miệng đều rất nhỏ nhưng hai vây ở phần lưng và bụng lại khá dài, khoảng 30cm. Theo các nhà khoa học, loài cá mặt trăng đuôi nhọn thuộc bộ cá nóc và là một loài cá nổi đại dương. Chúng có kích thước khá lớn, chiều dài thân có thể đạt từ 2,5m đến 3m, ít khi vào vùng gần bờ. Trước đó, ở Việt Nam chỉ ghi nhận duy nhất một lần loài cá này xuất hiện vào năm 1954 và chưa được nghiên cứu về mặt sinh học...
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.