Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tiến trình hòa bình Trung Đông: Còn nhiều trở ngại

Trung Hiếu| 13/06/2011 06:35

(HNM) - Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Đây là những diễn biến mới nhất sau vụ đụng độ đẫm máu hôm 5-6 tại Cao nguyên Golan giữa lực lượng quân đội Israel và hàng trăm người biểu tình Palestine làm 23 người thiệt mạng và 325 người bị thương. Có thể nói, những diễn biến vừa qua đã đẩy tiến trình vào ngõ cụt.

Trở lại với sáng kiến của Pháp, theo đó, Ngoại trưởng Alain Juppé đề xuất một kế hoạch hòa bình coi các đường ranh giới năm 1967 là biên giới giữa Israel và nhà nước Palestine trong tương lai. Sáng kiến dựa trên nguyên tắc giải pháp hai nhà nước, đồng thời ngăn chặn Israel tiến hành bất cứ hành động đơn phương nào. Sáng kiến kêu gọi tiến hành một cuộc thảo luận hòa bình quốc tế do Pháp bảo trợ và tổ chức cùng thời điểm với hội nghị các nhà tài trợ ở Paris nhằm thảo luận một kế hoạch cho sự phát triển của các vùng lãnh thổ Palestine trong 3 năm tới, với khoản viện trợ lên tới 5 tỷ USD.

Sáng kiến ấy đã nhận được sự tán thành của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố đang xem xét đề xuất nối lại hòa đàm với Palestine do Pháp đưa ra. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi Israel và Palestine sớm quay lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thái độ cầu thị, cùng tìm kiếm giải pháp chưa được các bên tạo dựng. Palestine tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào về các vấn đề liên quan đến đường biên giới, việc bảo đảm an ninh, xây dựng các khu định cư, chia sẻ nguồn nước và quy chế cho vùng Jerusalem chừng nào những nội dung này không được thảo luận trên bàn đàm phán. Trong khi đó, điều kiện mà Nhà nước Do Thái đưa ra cho việc nối lại các cuộc hòa đàm này vẫn là Phong trào Fatah của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phải hủy bỏ thỏa thuận hòa giải với Phong trào Hồi giáo Hamas, vốn bị Israel liệt vào danh sách khủng bố. Trước đó, hồi cuối tháng 5-2011, trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Thủ tướng B. Netanyahu tái khẳng định Nhà nước Do Thái sẽ không rút về đường biên giới trước năm 1967, không chia sẻ Jerusalem với người Palestine, đồng thời sẽ kiên quyết duy trì quân đội ở khu vực biên giới phía Đông của Nhà nước Palestine tương lai.

Sự bất đồng trong vấn đề Jerusalem, đường biên giới, khu định cư Do Thái… giữa hai bên, theo các nhà quan sát, nếu họ có ngồi vào đàm phán cũng khó có hy vọng đạt được kết quả. Đây cũng là nguyên nhân căn bản khiến tiến trình hòa đàm giữa Palestine-Israel bị đình trệ từ tháng 9-2010, sau khi Israel từ chối gia hạn lệnh hoãn xây dựng các khu định cư mới ở Bờ Tây (vùng lãnh thổ Palestine mà nước này đang chiếm đóng). Vấn đề cần bây giờ là sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, để thúc đẩy tiến trình. Tuy nhiên, ngày 6-6, phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton "dội gáo nước lạnh" vào đề xuất của Pháp khi cho rằng, việc tổ chức một cuộc đối thoại giữa Israel và Palestine hiện nay là "chưa hợp thời điểm", vẫn còn quá sớm để xem xét một cuộc gặp như vậy...

Rõ ràng, hòa bình Trung Đông vẫn còn quá nhiều trở ngại. Về phần mình, chính quyền Palestine cũng đã có sự chuẩn bị cho nỗ lực thành lập Nhà nước Palestine độc lập. Tổng thống M.Abbas đã tuyên bố sẽ tìm sự công nhận của Liên hợp quốc về một nhà nước Palestine nếu như tiến trình hòa bình Trung Đông không đạt được đột phá trước tháng 9 tới. Liên đoàn Arab (AL) cũng đã thông báo ủng hộ quyết định này. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, đó chỉ là giải pháp cuối cùng, khó có thể xoay chuyển tình hình hiện nay. Vấn đề chính vẫn là thái độ và thiện chí từ cả hai phía Israel và Palestine.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiến trình hòa bình Trung Đông: Còn nhiều trở ngại

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.