Nằm ở nơi đầu sóng, trong kháng chiến chống Pháp, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã kiên cường đánh bại 1.000 trận càn của giặc. Có người đã ví Tiên Lãng như Đất thép Củ Chi ở Sài Gòn thời chống Mỹ. Cùng với truyền thống anh hùng, Tiên Lãng còn là mảnh đất có truyền thống văn hiến.
Nằm ở nơi đầu sóng, trong kháng chiến chống Pháp, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã kiên cường đánh bại 1.000 trận càn của giặc. Có người đã ví Tiên Lãng như Đất thép Củ Chi ở Sài Gòn thời chống Mỹ. Cùng với truyền thống anh hùng, Tiên Lãng còn là mảnh đất có truyền thống văn hiến.
Cùng với Thanh Lâm và Vĩnh Bảo, đất Tiên Lãngtrồng được loại thuốc lào ngon có tiếng. Thuốc lào trồng trên đất An Tử Hạ dùng để tiến vua và được ghi vào sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi.
Người Tiên Lãngsống chất phác, thuần hậu, từ lâu đã tạo được cho mình đời sống tinh thần vô cùng phong phú. Tại Viện nghiên cứu Hán Nôm có bản rập 10 tấm bia hậu thần và 25 tấm bia hậu Phật của các xã trong huyện, cung cấp nhiều thông tin thú vị: Hiện nay, ở Tiên Lãngcó hơn 100 di tích lịch sử văn hóa, trong số này có 16 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 4 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Đến Tiên Lãng, bạn được nghe người dân nơi đây kể về “Ngũ linh từ” (năm ngôi đền thiêng) của huyện. Đó là đền Để Xuyên (xã Đại Thắng); đền Hà Đới (xã Tiên Thanh) thờ Trần Quốc Thành đời Trần; đền Gắm (xã Toàn Thắng) thờ Ngô Lý Tín đời Lý; đền Bì (thôn Vân Đôi, xã Đoàn Lập) thờ Kim Cương Sơn và đình Cựu Đôi (xã Minh Đức) thờ Đào Linh Quang. Đền Bì là một công trình kiến trúc độc đáo bằng đá và còn nguyên vẹn. Đền Gắm thôn Cẩm Khê thờ Ngô Lý Tín, quê ở Vĩnh Đồng trang, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam. Ông là bậc trung thần, dưới thời vua Lý Anh Tông và vua Lý Cao Tông có công dẹp hải tặc và giặc quấy rối biên giới phía Tây. Một lần về Cẩm Khê, ông mất trên sông Quán Trang. Nhân dân vớt xác chôn cất và lập đền thờ. Nay ở hậu cung đền Gắm còn phần mộ Ngô Lý Tín. Cách đền Gắm không xa có chùa Minh Phúc ở thôn Minh Thị. Chùa có tượng Adi đà và 4 tấm bia hậu tạo kiểu phù điêu triều Mạc. Tấm bia tạo năm Sùng Khang thứ 7 kể về bà Hoàng hậu vua Mạc là Vũ Thị Ngọc Toàn đã bỏ tiền dựng cầu, làm chùa và mua đất cho dân cày cấy. Nội dung văn bia còn cho biết, cách đây hơn 400 năm đây là khu vực cảng Minh Thị nổi tiếng. Điều này phù hợp với các tài liệu lưu trữ của Công ty Đông ấn Hà Lan nói vào triều Mạc, cảng biển Đôme nằm trên đất Tiên Lãngkhá lớn, kéo dài mấy kilômét đến khu vực xã Khởi Nghĩa bây giờ.
Đến Tiên Lãng, bạn còn được nghe kể nhiều giai thoại về mảnh đất An Tử Hạ, nơi đã sinh ra bà Nhữ Thị Thục, mẹ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà là con gái quan Hộ bộ Thượng thư Nhữ Văn Lan. Được cha rèn cặp, bà thông kinh sử, giỏi văn chương, lại tinh nghề tướng số. Theo Phan Kế Bính, bà kén chồng đến năm ngoài 20 tuổi, thấy ông Văn Định có tướng sinh ra quý tử mới lấy. Đến năm Tân Hợi đời Hồng Đức sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, mặt mũi khôi ngô, chưa đầy tuổi đã biết nói. Đến năm lên 4 tuổi lại được dạy các bài chính văn trong kinh truyện và học thuộc lòng vài chục bài thơ Nôm. Một bữa phu nhân đi vắng, Văn Định kéo một cái dây đùa với con, rồi ngâm đùa một câu rằng: “Nguyệt trao cung, nguyệt treo cung”. Đương đọc dở dang, thì con tiếp theo mà ngâm rằng: “Vén tay tiên hốt hốt rung”. Văn Định thấy con thông minh mừng lắm, về khoe với phu nhân. Phu nhân giận nói rằng: “Mặt trăng là phận bầy tôi, sao ông lại dạy con điều ấy?”. Văn Định xin lỗi, nhưng bà vẫn còn căm tức, xin từ về, nhất định không ở đấy nữa. Về sau bà già đời ở nhà bố mẹ đẻ.
Một người họ Nguyễn ở làng An Tử Hạ kể, cụ Nhữ Văn Lan sinh 2 trai, 1 gái. Một ngườimất sớm. Một con trai Nhữ Huyền Minh đến lập nghiệp ở làng Hoạch Trạch, huyện Bình Giang (Hải Dương) nên tại chính quán chỉ có bà Nhữ Thị Thục ở cùng bố mẹ. Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho một người con trai thứ bảy từ Trung Am (Vĩnh Bảo) vượt sông Hàn sang Tiên Lãngchăm sóc hai cụ và bà ngoại. Phần mộ của cụ Nhữ Văn Lan cùng cụ bà và con gái rộng khoảng 5 sào. Đất phẳng phiu và chỉ có một loại cỏ gà mọc được. Mộ chí của cụ Nhữ Văn Lan: “Thượng tổ Nhữ Văn Lan Lê triều Tiến sĩ Hộ bộ Thượng thư”; mộ chí của bà Nhữ Thị Thục: “Nữ tử Nhữ quý thị”. Có điều lạ, hơn 4 thế kỷ đã qua, đất và phần mộ này không ai dám phạm.
Cùng với việc xây dựng khu di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Bảo, sắp tới khu mộ bà Nhữ Thị Thục ở An Tử Hạ cũng được thành phố Hải Phòng tôn tạo, để du khách gần xa sau khi thăm đền Trạng sẽ tới đây thắp nén hương tri ân công một bà mẹ đã sinh cho đất nước một ông Trạng tài danh.
Trần Văn Mỹ
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.