Chế độ ăn uống dựa trên thực vật được coi là tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường hơn chế độ ăn thịt. Tuy nhiên, không phải lúc nào thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng tốt cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể có lợi hoặc cũng có thể gây hại cho sức khỏe, phụ thuộc vào mức độ chế biến của các thực phẩm này. Thực phẩm siêu chế biến (phù hợp với vị giác con người, tiện lợi và nhanh gọn) trải qua nhiều quy trình công nghiệp: Đun nóng, tách các dưỡng chất và protein, đóng khuôn và nén, đồng thời bổ sung thêm các chất thay đổi mùi sắc, mùi vị và kết cấu. Phụ gia thực phẩm và các chất gây ô nhiễm công nghiệp có trong những thực phẩm này có thể gây ra stress oxy hóa và viêm nhiễm, gia tăng các nguy cơ về sức khỏe.
Việc tiêu thụ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: Bánh quy, khoai tây chiên giòn, kẹo... có thể góp phần tăng cholesterol xấu và huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch, gây béo phì. Bất kể chúng được sản xuất từ công nghiệp hay sản xuất tại nhà. Ước tính rằng những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên đến 5% và tăng nguy cơ tử vong nói chung lên 13%.
Để cải thiện sức khỏe tim mạch, các nhà khoa học khuyến cáo, mọi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ thực vật và mức chế biến tối thiểu.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.