Nhìn thực đơn của mẹ chồng, Dung vô cùng ngán ngẩm vì trong danh sách những thứ không được ăn thì lại có cả đu đủ - món mà từ ngày có bầu Dung thèm như lên cơn nghiện.Mâu thuẫn với mẹ chồng vì thèm ăn đu đủ.
Lấy nhau được 3 năm, mong chờ mãi cuối cùng vợ chồng Dung (Hoàng Mai - Hà Nội) mới được đến ngày nhìn que thử thai lên 2 vạch. Khỏi phải nói vợ chồng Dung vui đến mức nào. Biết tin con dâu có bầu, mẹ chồng Dung đã lên cả một thực đơn những đồ ăn thức uống nào cần tẩm bổ, những gì tuyệt đối không nên đụng đũa.
Nhìn thực đơn của mẹ chồng, Dung vô cùng ngán ngẩm vì những món được ăn thì toàn thứ quá bổ béo và ngán, còn danh sách những thứ không được ăn thì lại có cả đu đủ - món mà từ ngày có bầu Dung thèm như lên cơn nghiện. Vậy mà mẹ chồng Dung cứ nhất quyết không cho con dâu ăn vì sợ sảy thai.
Chỉ vì việc được hay không được ăn đu đủ mà mẹ chồng nàng dâu đang hòa thuận bỗng nảy sinh mâu thuẫn.
Để an toàn cho thai kỳ, các mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh hoặc còn ương...
Vậy ăn đu đủ có thực sự gây sảy thai?
Các nhà nghiên cứu đã từng tiến hành thử nghiệm trên chuột ở Ấn Độ, cho chuột đang mang thai ăn nhiều loại hoa quả khác nhau thì kết quả cho thấy đu đủ xanh có gây sảy thai.
Và khi thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papain, PLE) trên tử cung chuột ở các chu kỳ động dục và thai nghén khác nhau, kết quả cho thấy tác động của PLE gây co thắt tử cung xảy ra mạnh nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ.
Đu đủ xanh (hoặc còn ương) thì sẽ có chất nhựa (mủ) không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chất papain còn hoạt động giống như hormone prostaglandin và oxytocin gây ra co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai – những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.
Đó là những kết quả có được khi thử nghiệm trên chuột. Còn trên người chưa có bằng chứng về nguy cơ sảy thai do ăn đu đủ xanh. Vì lý do y đức nên không thể thử nghiệm tương tự như trên chuột. Nhưng "có kiêng có lành", các mẹ bầu được chuẩn đoán dễ sảy thai (hoặc đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ) không nên ăn thường xuyên đu đủ xanh hay các món nộm (gỏi) có nguyên liệu là đu đủ xanh.
Tuy nhiên một khi đu đủ chín hoàn toàn thì sẽ không còn chất mủ này. Không những thế đu đủ chín còn có rất nhiều lợi ích.
... nên ăn đu đủ đã chín hoàn toàn.
Vì sao bà bầu nên ăn đu đủ chín?
Với những lợi ích dưới đây, các mẹ bầu hoàn toàn nên thêm đu đủ chín vào thực đơn của mình.
- Đu đủ còn là nguồn giàu vitamin B phức tạp, cần cho sự chuyển hóa các chất của cơ thể người mẹ. Kali có trong đu đủ giữ ổn định nhịp tim và huyết áp trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, đu đủ còn chứa chất chống sâu răng, viêm lợi cho thai kỳ.
- Nếu mẹ bầu nào không muốn bị tăng cân quá nhanh trong thai kì thì đu đủ chín là một lựa chọn sáng suốt vì đu đủ chín còn khá ít calo.
- Đu đủ tươi, chín có chứa nhiều vitamin C, chống lại tình trạng viêm và đau khớp. Nó còn có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch.
- Loại quả này cũng chứa lượng cholesterol thấp nên an toàn cho bà bầu khi ăn mà không làm thay đổi nồng độ lipid trong cơ thể.
- Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp phòng tránh và giảm táo bón trong suốt thai kỳ. Bởi vậy mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín 2 - 3 bữa mỗi tuần để không bị táo bón.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.