Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tăng cường chế tài, xử lý nghiêm những vi phạm

ANHTHU| 15/05/2008 07:31

(HNM) - Sáng 14-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản. Đa số đại biểu đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản

(HNM) - Sáng 14-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản. Đa số đại biểu đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản

Tuy nhiên, theo một số đại biểu, quy định về nhà xuất bản (như trong dự thảo) phải có đủ nhân lực về trình độ ngoại ngữ, chứng chỉ về nghiệp vụ cấp phép xuất bản là chưa rõ. Đủ nhân lực là bao nhiêu và phải có những chứng chỉ gì thì mới đạt yêu cầu? Chế tài xử lý vi phạm điều 30, 36, 40... trong Luật Xuất bản cũ chưa thống nhấtvới Luật Sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại một số điều của Luật Xuất bản đều không quy định các biện pháp xử lý hành chính “cảnh cáo”, “phạt tiền”, “tịch thu nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”... Việc thiếu các chế tài đủ nghiêm khắc xử lý vi phạm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất bản thời gian vừa qua. Một số đại biểu nhất trí với các chế tài xử phạt như: tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo, phạt tiền. Mức tiền phạt được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa viphạm đã phát hiện được. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Luật Xuất bản có ba điều quy định việc xử lý vi phạm pháp luật, tuy nhiên theo các đại biểu, chưa quy định được đầy đủ các hành vi vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm trong ba lĩnh vực xuất bản, in, phát hành. Hơn nữa, cách trình bày của các điều trong Luật cũng thiếu thống nhất và có thể gây hiểu lầm là các tổ chức, nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đúng với quy định của pháp luật về hình sự.

Đa số các đại biểu đều khẳng định, để kịp thời chấn chỉnh tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản,cần phải sửa các điều 30, 36 và 40 của Luật Xuất bản 2004 theo hướng bổ sung chế tài còn thiếu, dẫn chiếu các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các Bộ luật Dân sự, Hình sự cho đầy đủ hơn và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, phải bổ sung chế tài xử lý các hành vi vi phạm Điều 5 Luật Xuất bản nhằm ngăn chặn các hành vi xuất bản tác phẩm không thông qua xuất bản và lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm tổn hại lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hà Trang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường chế tài, xử lý nghiêm những vi phạm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.