Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sức mua hàng điện tử tăng

H.Đ| 06/07/2012 14:25

(HNMO) - Tháng 6/2012 vừa qua, doanh số hầu hết các ngành hàng tại dienmay.com và thegioididong.com đều tăng, nhiều nhất là ngành hàng điện tử do tác động của mùa Euro.

dienmay.comthegioididong.com đều tăng, nhiều nhất là ngành hàng điện tử do tác động của mùa Euro. Trong đó, doanh số tháng 6 của dienmay.com ngành hàng điện tử tăng gần gấp đôi so với tháng 5 vì mùa Euro. Thị trường chung cũng tăng nhẹ lên tầm khoảng 20 đến 30% so với tháng 5, tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm TV.

Ngành hàng điện lạnh tăng khoảng 5% so với tháng 5 cũng do việc mua sắm nhân mùa Euro. Về các sản phẩm Laptop, sức mua chung của thị trường tăng so với tháng trước khoảng 5 - 10%. Tại thegioididong.com, sức mua tăng 12% ở tất cả các phân khúc giá. Về sản phẩm có sức mua tăng mạnh nhất là các nhãn Asus/Acer/HP, sản phẩm Dell có xu hướng giảm nhiều.

Về máy tính bảng, thị trường máy tính bảng có chiều hướng tăng vào khoảng 19-20%. Việc tăng này chủ yếu là do máy tính bảng iPad 2012 có hàng ở Việt Nam nhiều hơn, thị trường máy tính bảng nói chung đang nằm ở tư thế đợi chờ HĐH Window 8 ra nên các nhà sản xuất phần cứng cho HĐH Androids vẫn chưa ra nhiều máy mới, Apple đang chuẩn bị ra thêm iOS 5.

Trong tháng 6 vừa qua, doanh số máy tính bảng tại thegioididong.com tăng hơn 19%. Thêm một thông tin nữa là giá iPad 2012 tại Việt Nam tương đương với giá ở thị trường Hồng Kông, giúp tăng sức hút của sản phẩm này với người tiêu dùng trong nước.

Về điện thoại, tính chung 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu điện thoại di động vào việt Nam đạt khối lượng 6,26 triệu máy và trị giá 304,4 triệu USD, giảm 23,72% về lượng và 15,32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011.

Smartphone giá rẻ - xu hướng tất yếu

Nhiều người kỳ vọng vào một cuộc đua smartphone giá rẻ trước vòng xoay ngày càng khốc liệt của thị trường. Các hãng DTDĐ thương hiệu Việt như Viettel, FPT hay các thương hiệu ngoại như LG, HTC, Samsung đều đẩy mạnh phát triển sản phẩm cao cấp thì các thương hiệu Việt khác như Q-Mobile cũng có kế hoạch tung ra một loạt smartphone cảm ứng đa điểm, đầy đủ tính năng với mức giá 1,5tr- 3tr.

Đây được xem là xu hướng tất yếu do sản phẩm Android đang có giá thành ngày càng giảm dần, phù hợp với thu nhập của đa số người tiêu dùng. Dự kiến, cuối năm 2012, smartphone Android bán lẻ giá chỉ tầm 1,5tr, cộng thêm việc phủ sóng 3G tại Việt Nam rất phổ biến, giá cước dễ chấp nhận sẽ giúp cho lượng khách hàng sở hữu sản phẩm này tăng cao.

Thị trường trong nước: Cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc bình dân

Hiện nay, những điện thoại giá rẻ, ít chức năng chủ yếu là chức năng nghe gọi vẫn chiếm thị phần lớn tại Việt Nam. Phân khúc này đang có sự cạnh tranh khốc liệt bởi có sự tham gia của hầu hết các hãng lớn nhỏ. Không chỉ có các thương hiệu Việt như Q-Mobile, Á Mỹ - Connspeed, Avio, FPT, Dopod… mà còn có sự tham gia của các thương hiệu lớn, từ giữa năm 2011, các hãng lớn như Nokia, Samsung, LD tung ra thị trường các dòng ĐTDĐ chính hãng có giá bình dân khiến các dòng điện thoại thương hiệu Việt “điêu đứng”.

Điện thoại cao cấp nhiều tiềm năng

Số lượng nhập khẩu điện thoại cao cấp vào Việt Nam các tháng qua liên tục tăng cao. 3 tháng đầu năm 2012, mức nhập khẩu trung bình 13 – 22,3 nghìn chiếc/tháng, tháng 4 tăng lên 50 nghìn chiếc, tháng 5 nhập khẩu 31 nghìn chiếc, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường còn nhiều khó khăn nhưng một số thương hiệu ĐTDĐ cao cấp có sự bứt phá tốt, điển hình là HTC. Đối với các hãng khác, số lượng nhập khẩu giảm hoặc tăng nhẹ trong 5 tháng đầu năm 2012 thì HTC lại tăng 400% về số lượng nhập khẩu. Tính riêng tại thegioididong.com trong tháng 6 tổng số lượng điện thoại bán ra giảm 2% so với tháng 5.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sức mua hàng điện tử tăng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.