Hồ Gươm xưa kia được hình thành từ một đoạn cũ của dòng sông Hồng còn sót lại. Trước thời Lê, nhân dân quen gọi hồ là hồ Lục Thủy, bởi nước hồ lúc nào cũng xanh thăm thẳm. Thời đó phạm vi hồ rất rộng, khoảng gấp ba gấp bốn lần bây giờ, có hình gồm hai phần như con bướm châm hoa, giữa hai phần mặt hồ thắt lại như thân con bướm, phía cuối có con ngòi nhỏ ăn thông ra sông Hồng, thuyền có thể ra vào được.
Cái tên hồ Hoàn Kiếm bắt nguồn từ một truyền thuyết lịch sử mà bất kỳ người Thăng Long nào cũng biết. Huyền thoại kể rằng: Trước khi diễn ra hội thề Lũng Nhai năm 1416, Nguyễn Thận (Lê Thận) người bạn từ nhỏ, rất thân thiết với Lê Lợi, một hôm quăng lưới bắt cá ở sông Chu, bắt được một thanh kiếm lạ, lưỡi rất sắc, trên lưỡi kiếm có khắc sẵn tên Lê Lợi và hai chữ Thuận Thiên, khi tối trời ánh hào quang từ lưỡi kiếm phát sáng rực rỡ. Mọi người đều cho đó là kiếm thần, thần linh có ý giúp Lê Lợi trừ giặc cứu nước. Nguyễn Thận liền đưa thanh kiếm tặng Lê Lợi. Lê Lợi đã dùng thanh kiếm đó cắt máu ăn thề cùng 18 chiến hữu tại hội thề Lũng Nhai, nguyện gian khổ bên nhau, sống chết có nhau, chung sức chung lòng quyết đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, dành độc lập cho non sông.
Trong 10 năm chiến đấu gian khổ, Lê Lợi luôn đeo kiếm thần bên mình, những lúc xông trận, thanh kiếm từng được vung lên, chém nhiều giặc dữ. Lê Lợi vốn rất thông minh, vũ dũng và mưu lược, khi có kiếm thần bên cạnh thì trí thông minh, sức vũ dũng và tài thao lược của Lê Lợi như được tăng lên gấp bội. Sau ngày toàn thắng năm 1428, Lê Lợi lên làm vua, một hôm ngự thuyền cùng cận thần đi chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng thấy một con rùa vàng rất to nổi lên bên cạnh thuyền ngự. Nhà vua vốn luôn đeo kiếm thần bên mình, bèn rút ra dùng đầu kiếm gõ lên đầu rùa, có ý đùa vui với rùa vàng. Rùa vàng dường như hiểu ý, vẻ rất dạn. Đột nhiên rùa ngẩng cao đầu đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống đáy hồ. Nhà vua sau đó sai lính tát cạn hồ để tìm, nhưng chẳng thấy kiếm và cũng chẳng thấy một con rùa nào. Nhà vua bèn cho rằng đó là thần linh nhận thấy giặc đã yên, nên hiện thành thần rùa thu lại kiếm, nhân đó bèn cho đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức Hồ Gươm hay hồ Hoàn Gươm.
Hồ Gươm trở thành nơi nghỉ ngơi của các bậc quyền quý bắt đầu từ giữa thế kỷ 15 trở đi. Vua Lê Thánh Tông sai dựng một tòa nhà lớn ở hòn đảo phía bắc hồ, mùa hè ra câu cá hóng mát. Gặp tiết trăng rằmtrời đẹp, nhà vua tổ chức câu cá cùng các đại thầnở trước điếu đài “Yến ẩm xong thì thả cá chép đeo vòng vàng ở đuôi, gọi là kim ngư, các quan ai câu được thì thưởng. Dân chúng tập trung quanh đó để cùng dự cuộc vui”.
Thời chúa Trịnh, phủ chúa ở gần hồ, tại một địa điểm mà khi hồ được ngăn đôi bằng con đường đi lát đá, thì một bên gọi là hồ Tả Vọng, một bên là hồ Hữu Vọng. Dân gian gọi hồ Tả Vọng là Hồ Gươm và Hữu Vọng là hồ Thủy Quân (do đây là chỗ thuyền chiến của quân đội triều đình luyện tập). Cạnh hồ phía nam có mở trường đúc súng thần công và xưởng thuyền chiến. Sát hồ là một tòa lâu đài có gác, gọi là lầu Ngũ Long vì trên nóccó năm con rồng cuốn. Chúa Trịnh ra ngự ở trên lầu này xem biểu diễn thủy quân . Chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy ở trên đảo giữa hồ phía Bắc và đắp 2 núi giả ở trên hồ phía đông gọi là Đào Tái và Ngọc Bội. Trên hòn đảo nhỏ phía nam hồ, chúa còn cho xây Tả Vọng Đình làm chỗ bơi thuyền đi lại.
Thời Trịnh Mạc chiến tranh loạn lạc, nhiều cung điện lầu các bị phá hủy, dân cư chuyển đến tập trung quanh hồ. Làng mạc mọc đến đau thì đình chùa miếu mạo mọc lên đến đó. Ngoài nhữngngôi đình của riêng từng làng sở tại quanh hồ như Yên Trường, Nghĩa Lâu, Vũ Thạch, Yên Trung, Tự Tháp, Báo Khánh, còn nhiều đền miếu khác. Phía đông bắc hồ có Chân tiên điện, nhân dân gọi là đền Bà Kiệu, nơi các cung phi bà chúa ra ăn chay tu đạo, phía đông bờ hồ có đền Bảo Linh, nơi Lê Thánh Tông cho trưng bày những tượng Phật và voi ngựa đá là những chiến lợi phẩm của trận đánh Chiêm Thành năm 1470. Trong đền có bài vị Thánh Cổn (tức Thái hậu nhà Tống thờ ở đền Cổn Hà Tĩnh đã có công âm phù nhà vua Nam chinh), do thế mà đền có tên thông thường là ChùaTàu. Cạnh chàu Tàu có miếu Dương Võ thờ các vị tướn thời Hậu Lê chỉ huy và huấn luyện giỏi đội quân voi trận. Tại thôn Yên Trường còn một ngôi đền nhỏ nữa thờ công chúa Huyền Trân đời Trần.
Những năm loạn li cuối đời Cảnh Hưng, họ Trịnh bị mất ngôi chúa, chiến tranh phe phái, lại thêm sự báo thù nhỏ nhen hèn hạ của Lê Chiêu Thống, nên bao nhiêu đền đài cung điện của họ Trịnh hoặc dính dáng tới họ Trịnh đều bị phá hủy. Tại Hồ Gươm cung Khánh Thụy không còn, lầu Ngũ Long bị đốt cháy thành tro than .
Năm 1842, đền Ngọc Sơn được xây dựng trên cơ sở đền cũ trên nền cung khánh Thụy. Đền thờ Phật, Quan Đế và Văn Xương. Bên trái cổng đền có một tháp bằng đá xây trên ngọn núi đá, cả tháp và đá cao 28,9m, gọi là cụm kiến trúc Tháp Bút.Trên thân Tháp có khắc bài chí của Nguyễn Văn Siêu - một vănnhânnổi tiếng, có câu đại ý coi tháplà tượng trưng của nền văn vật. Ngày nay tháp có 5 tầng, đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược, có khắc ba chữ “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh).
Cầu Thê Húc là lối vào đền có nghĩa là “Chiếc cầu đậu áng ban mai”, thực ra mới được xây dựng ở thời gần đây.
Giữa hồ có Gò Rùa, tương truyền là nơi rùa hoang lên đẻ trứng.
Theo truyền thuyết dân gian, một phú hộ đã kiếm cớ đứng lên xây ngôi tháp trên gò để bí mật chôn hài cốt cha mẹ (vì tin rằng phog thủy ở đây tốt). Việckhông thành vì ngưòi ta đã bí mật đào hai bộ xương quẳng mất đi mất tích. Chỉ còn lại ngôi thápsừng sững in bóng giữa lòng hồ.
Theo Hanea
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.